Ông Nguyễn Hữu Hùng, ủy viên Ủy ban Quốc phòng - An ninh, đề nghị cơ quan chức năng đánh giá tổng hợp lý do học viên cai nghiện bỏ trốn, phương hướng xử lý sau vụ việc tại Hải Phòng.
Đại biểu Hồ Thị Thủy đặt vấn đề: “Sự việc học viên cai nghiện ở Hải Phòng ꦇtrốn trại có lý do là bị đối xử không bình đẳng, coi nghiện là tệ nạn. Có ý kiến hiện nay khuyến cáo không nên coi nghiện ma túy là tệ nạn xã hội mà là bệnh cần chữa trị và giáo dục tại cộng đồng. Hiện dư luận còn ý kiến trái chiều về vấn đề này, quan điểm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như thế nào?”.
Dẫn ra thực tế trước đây cả ngành công an và lao động cùng quản lý các trung tâm cai nghiện, nhưng sau này công an rút đi thì việc trốn trại, bỏ điều tr🔜ị như sự việc ở Hải Phòng lại phổ biến, thậm chí có cả ♓hiện tượng thẩm lậu ma túy, Phó chủ nhiệm🐼 Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đặt câu hỏi: "Hai Bộ có tính đến phương án phối hợp quản lý các trung t🅺âm?".
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, tình hình phá rối, gây lộn xộn ở các trung tâm cai nghiện không phải gần đây mới có. Các cơ sở cai nghiện dù bắt buộc hay tự nguyện đều không phải nơi giam giữ nên rất khó qu🎃ản lý, đặc biệt là khi con nghiện lên cơn. Vì thế, rất cần sự phối hợp của công an địa phương để giữ gìn trật tự an ninh trong khu vực, cơ bản là các nơi này có lực lượng bảo vệ tꦉại chỗ.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, nhìn chung các h♛ọc viên đưa vào đều là bắt buộc, luôn coi mình bị bắt vào, chứ khô💝ng phải vào để nhận trợ giúp. Ở các trung tâm bao giờ cũng có người chuyên gây sự đánh nhau, kích động vì thế dù là quản lý sau cai nghiện trung tâm bao giờ cũng phải tường cao, rào sâu.
Riêng Trung tâm Gia Minh ở Hải Phòng đang muốn chuyển sang mô hình trung tâm thân thiện, nên tường rào, cổng khác với các trung tâm khác. Khi có nhóm kích động, cổng mở nên các học viên ùa ra. Nhân viên trung tâm chỉ đi theo để đảm bảo họ không gây mất trật tự. Có 324 học vi🍬ên trốn về, sau khi vận động hiện đã có 159 người tự nguyện quay trở lại.
Liên quan đến nội dung coi người nghiện là bệnh, Thứ trưởng Đàm cho biết, Bộ Lao động đang phối hợp với các bên xây dựng nghị định đổi mới công tácಞ cai nghiện. Vì coi nghiện ma túy là bệnh nên khuyến khích họ chữa bệnh. Phần lớn người nghiện sẽ cai chủ yếu tại cộng đồng, chỉ đưa vào trung 𝓀tâm người có nguy cơ gây mất trật tự xã hội.
“Chúng tôi khẳng định hiệu quả hết nghiện rất thấp, nhưng mục tiêu đảm bảo trật tự xã hội cũng rất quan trọng. Vì thế, việc duy trì các trung tâm cai nghiện và song hành với các biện pháp khác là cần thiết”, Thứ trưởng Đàm nói. Ông cũng thừa nhận việc quản ဣlý các trung tâm cai nghiện này thực sự là vấn đề của ngành. Trước kia, trong trung tâm có công an, giờ chỉ có ngành lao động và y tế. ܫBộ Lao động đề xuất xây dựng một luật riêng về ngăn ngừa và điều trị ma túy.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội chia sẻ, mục tiêu cao nhất của ca𓄧i nghiện là không tái nghiện. Nếu cai nghiện được hơn 200.000 người mà tỷ lệ tái nghiện lên đến 90% thì vấn đề sẽ rất khó khăn. Các bộ, ngành cần nỗ lực hỗ trợ nhau tìm giải pháp tốt hơn. Methadone cũng chỉ là biện pháp giảm tác hại và thay thế cho heroin, không phải điều trị.
"Coi người cai nghiện là người bệnh, nhưng là người bệnh đặc biệt. Trong trường hợp nào đó vẫn phải dùng biện pháp hành chính để xử lý. Điều quan trọng là phòng ngừa, ngăn ngừa ma ꦛtúy vào Việt Nam; tuyên truyền vận động trong xã♔ hội; trách nhiệm của gia đình, cá nhân", bà Mai nói.
Phát biểu tại phiên giải trình, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng bày tỏ lo ngại: “Tỷ lệ cai nghiện thật được bao nhiêu? Coi cai nghiện ma túy là bệnh, nhưng bệnh liên quan đến tội phạm, cờ bạc, mại dâm, bảo kê. Đây là xu thế chung của thế giới nhưng chúng ta làm sao phải giữ đꦡược cân đối với việc áp dụng các biện pháp vì lợi ích của số đông”.
Phó thủ tướng đề nghị dứt khoát phải làm quyết liệt hơn 🎃công tác cai nghiện và qꦑuản lý sau cai nghiện, rút ngắn thủ tục đưa vào trại cai nghiện bắt buộc, quan trọng là giám sát dự phòng.
Trung tâm Giáo dục lao động và hòa nhập cộng đồng đóng tại xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, có hơn 900 học viên gồm cả cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện và sau cai nghiện. Chiều 14/9, hơn 300 học viên đã đồng loạt trốn khỏi trung tâm, kéo về TP Hải Phòng. Lãnh đạo công an thành phố đã huy động toàn bộ lực lượng chốt chặn các địa bàn nhằm đảm bảo an ninh. |
Nam Phương