Sáng 21/7, Quốc hội thảo luận dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022. Theo Tổng𓆏 thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Ủy ban Thường vụ đã lựa chọn 4 chuyên đề trình các đại biểu xem xét, quyết định 2 chuyên đề giám sát tối cao; hai chuyên đề còn lại sẽ giao Ủy ban Thường vụ giám sát.
Bốn chuyên đề gồm việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành; về tiếp công dân vꦏà giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7; thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HC𝓀M, cho rằng Covid-19 xuất hiện từ năm 2020, đến giữa năm 2021 vẫn diễn biến phức tạp và dự báo có thể "tái đi tái lại". Do đó, bên cạnh việc thực hiện chiến lược thần tốc về vaccine, Quốc hội cần giám sát quá trình triển khai gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng 🌄năm 2020 và gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng vừa ban hành.
Ông Lê Hoài Trung - Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, cũng kiến nghị chương trình g🔴iám sát cần thấy 2 vấn đề là xử lý đại dịch Covid-19, nâng cao khả năng🐻 chống chịu, phòng ngừa các rủi ro do thiên tai dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo ông Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị, việc xây dựng chương trình giám sát được thực hiện theo kế hoạch hàng năm, kỳ họp giữa năm trước quyết định chương trình giám sát cho năm sau. Cách làm này chỉ giải quyết những việc có tính ngắn😼 hạn, hàng năm mà chưa nhìn thấy nội dung giám sát cho cả giải đoạn, nhiệm kỳ Quốc hội.
"Nói ཧcách khác, việc xây dựng giám sát chuyên đề đang theo kiểu ăn đong hàng năm, trong khi nhiều vấn đề còn bất cập cần được xem xét, đổi mới với tầm nhìn bao quát", ông nói.
Vì vậy, ông Thắng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì xây dựng đề án đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội, thực hiện ngay trong năm đầu꧃ nhiệm kỳ này.
Theo đó, đề án cần xác định nội dung có tính tổng quan cho hoạt động giám sát cả nhiệm kỳ khóa XV. Trên cơ sở đó, hàng năm Quốc hội sẽ xem xét lựa chọn chuyên đề giám sát có tầm nhìn, lộ trình toàn diện và căn bản hơn. Trong trường hợp tình hình phát sinh đột xuất thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo Quốc hội♐ điều chỉnh, bổ sung sao cho linh hoạt, phù hợp.
Thống nhất 4 chuyên đề giám sát nêu trên, vì đó là những nội dung bức thiết, cử tri quan tâm,🐲 nhưng ông Thắng góp ý, chuyên đề 3 (thực hiện chính sách pháp luật ಌvề tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo) cần bổ sung giám sát các vụ việc, vụ án bức xúc kéo dài, những vấn đề cử tri nhiều địa phương quan tâm...
Ông Thắng đề nghị vận hành cơ chế hoạt động Ủy ban lâ𒅌m thời của Quốc hội, lựa chọn một số vụ việc, vụ án🍎 đưa vào chương trình giám sát đặc biệt trong nhiệm kỳ này.
Theo chương trình kỳ họp, sáng 28/7, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua ngꦑhị quyết
về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.
Hồi tháng 4/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết🅠 về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng với kế hoạch hỗ trợ 20 triệu người yếu thế. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc, đến cuối tháng 5/2021, gần 13,2 triệu người nhận được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt trích từ ngân sách nhà nước.
Ngày 1/7, Chính phủ thông qua gói an sinh 26🦂.000 tỷ đồng với 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch.