Thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 23/10 về dự thảo Luật Điệ🎐n ảnh (sửa đổi), đại biểu Lê Thu Hà, Ủy ban Đối ngoại, đánh giá việc phân loại phim theo độ tuổi là công cụ văn minh đã áp dụng trên thế giới. Tuy nhi♛ên, cần có thêm mức phân loại cao hơn "trần 18 tuổi" đang nêu trong dự thảo.
Đại biểu Hà nói: "Chúng ta đã có quy định phân loại phim theo độ tuổi,ꦑ nhưng trong thực tế có nhiều phim không thể xếp loại vì những quy định ngặt nghèo. Nhiều phim có giá trị bị cấm, không thể🐎 công chiếu được, gây đáng tiếc với người làm phim nói riêng và nền điện ảnh nói chung".
Cho rằng khâu thẩm định để cho phép phim ra mắt hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí là tiêu cực, thiếu minh bạch với các nhà làm phim, bà Hà dẫn chứng phim Vị dù giành giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế, vẫn bị cấm chiếu trong nước. Nhiều phim bị treo do không chấp nhận việc sửa tác phẩm, k🎀hiến nhà đầu tư, nhà sản xuất gặp khó khăn, thậm chí phá sản. "Việc này đôi khi xâm phạm quyền tác giả được pháp luật bảo hộ", 🥃bà nói.
Bà cho rằng khi có mức phân loại độ tuổi cao hơn hay phân loại nhóm phim đặc biệt, việc phát h🍬ành phải làm việc thật k👍ỹ để thông tin cho khán giả về dán "nhãn đặc biệt" này.
Phim truyền hình rất phát triển, các nhà đài có thể tự cấp phép, kiểm duyệt, nhưng "phim ra rạp lại bắt buộc phải qua Hội đồng duyệt phim quốc gia". Vì vậy, Luật Đ🍷iện ảnꦑh sửa đổi cần thay đổi cơ chế kiểm duyệt mang tính đột phá.
"Chỉ Hội đồng duyệt phim được xem xét, quyết định phân loại và cho phép phim được phát hành, liệu có độc quyền hay không? Nên chăng chúng ta xây dựng một cơ chế để có nhiều đơn vị tham gia. Nhà nướ🍸c chỉ cấp phép thành lập các trung tâm thẩm định hoặc rút phép nếu thực hiện không tốt. Giải pháp này sẽ tránh được tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi", bà Hà nói.
Theo bà, trong bối cảnh thị trường điện ảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, kịch bản là tài sản bảo mật nên nhiều nhà làm phim rất băn khoăn khi bị mang ra thẩm địn𒀰h.
Dẫn việc Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch răn đe những ngôi sao có lối sống lệch lạc, bà Hà đề xuất nên có quy định▨ về vi💎ệc dừng chiếu hoặc rút giấy phép với các tác phẩm mà có nghệ sĩ vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, đề xuất về lâu dài cần xây dựng cơ chế lập các đơn vị kiểm định phim độc lập, tươꩲng tự như kiểm toán, công chứng độc lập hiện nay. Việc này vừa giảm chi phí ngân sách, vừa tránh tình trạng việc kiểm định chỉ "đóng khung" vào một số thành viên Hội đồng.
Việc thẩm định phim là cần thiết nhưng khi số lượng phim ngày càng nhi✤ều, Hội đồng duyệt phim quốc gia "có đủ sức đảm đương hay không?" Hơn nữa, sự đa dạng trong sáng tạo tác phẩm nếu chỉ được xem xét bằng cảm tính của các thành viên Hội đồng thì sẽ khó thuyết phục. Vì vậy, ông Nghĩa đề nghị cần có hệ thống tiêu chí cơ bản, để các nhà làm phim tự xác định ranh giới.
Theo ông Nghĩa, điện ảnh Việt Nam muốn phát triển cần có lối đi riêng, thể hiện sự khai phóng, bản sắc dân tộc. "Những phim đượ💫c nhớ nhất của Việt Nam có phải là phim chi nhiều tiền nhất không? Phim đầu tư nhiều tiền nhất liệu có được quan tâm nhất?", ông Nghĩa đặt vấn đề.
Dẫn chứng Iran đã tạo ra được dòng phim ri♈êng, tập trung vào đề tài tâm lý, gia đình, tôn giáo, ông Nghĩa cho rằng Việt Nam nên chọn hướng đi làm các phim về văn hóa, truyền thống, lịch sử, đề cao sự tinh tế. "Nếu hội nhập điện ảnh bằng cách quyết liệt đầu tư nhiều tiền lúc này là rất khó khăn", ông nói.
Ở góc nhìn khác, đại biểu Lê Thanh Vân, Ủ𝐆y ban Tài chính Ngân sách, thẳng thắn nói "dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi chưa mở cửa, tạo động lực cho điện ảnh nước nhà phát triển".
Theo đại biểu, để điện ảnh phát triển cần có bốn yếu tố là đạo diễn tốt, kịch bản tốt, diễn viên tốt, kịch trường tốt. Nhưng thực trạng hiện nay mới chỉ có đạo diễn nổi tiếng trong nước, chưa có đạo diễn tầm cỡ châu lục. Đội ngũ diễn viên ở những phim hút khách chủ yếu do kỹ năng, chứ chưa có tính chuyên nghiệp. Kịch trường chưa được đầu tư. Đơn cử, phim Đường đến Thăng Long nhân kỷ niệm 1.000 năm Th๊ăng Long - Hà Nội, kinh phí hàng chục tỷ đồng, nhưng không có kịch trường, phải đi thuê, chắp vá...
"Phải có tầm nhìn, hoạch định chiến lược tốt thì điện ảnh Việt Nam mới cất cánh được", ông ಞVân💮 góp ý.
Ông Vân cũng cho rằng các tiêu chí để phân loại phim trong dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi "còn đơn giản quá". Ông đề nghị, một số cách phân loại phim như: Dựa vào bối cảnh có phim hình sự, cổ trang, khoa học viễn tưởng...; dựa vào kiểu phim thì có phim kinh dị, phiêu lưu, hài kịch, giật gân, chính kịch; dựa vào kiểu thực hiện phim có hoạt hình, tư liệu; phim dành cho nhóm đặcꦕ biệt, siêu tưởng...
"Tiêu chí phân loại phim phải đón đầu những làn sóng mới và🥃 cụ thể", ông Vân nó🐈i.
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận định các quy định༒ bị cấm còn mơ hồ, chưa rõ ràng, cụ thể. Bà dẫn chứng, dự thảo luật cấm hành vi gây hận thù, kỳ thị giữa các dân tộc. "Như vậy, nếu làm phim lịch sử về các cuộc kháng chiến chống quân x𓃲âm lược có bị xem là vi phạm quy định này hay không", bà nói.
Dự thảo cấm xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, trong khi nhiều phim thường miêu tả thực trạng của các cơ quan, đơn vị theo hướng giả định, để cuốn hú⛎t người xem. Hơn nữa, bà băn khoăn, nếu "né tránh các tiêu cực thì tác phẩm điện ảnh có phản ánh chân thực được hơi thở cuộc sống hay không"?
Góp ý về dự thảo Luꦡật Điện ảnh sửa đổi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng luật phải tạo ra hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho điện ảnh phát triển෴. "Làm điện ảnh phải giữ gìn văn hóa dân tộc thông qua hình ảnh đất nước, con người, truyền thống Việt Nam", ông nói.
Ông cũng đề nghị các cơ quan nghiên cứu vì sao Việt Nam phải chiếu qu💮á nhiều phim nước ngoài, trong khi có thể xây dựng các tác phẩm điện ảnh trong nước về đề tài văn hóa, lịch sử🎐... Những bộ phim tốt trong nước của các tổ chức, cá nhân cần khuyến khích.
Viết Tuân - Hoàng Thùy