Chiều 28/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự luật Căn cước công dân. Về độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân, theo ban soạn thảo, hiện còn 2 loại ý kiến. Thứ nhất là cấp thẻ ngay từ khi sinh ra và không cần cấp giấy khai sinh. Thứ hai là cấp khi công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, trẻ chưa đủ 14 tuổi thì cấp giấy khai sinh như hiện nay 𒊎và quy định trong luật Hộ tịch.
Báo cáo giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng việc cấp thẻ căn cước cho cả người c﷽hưa đủ 14 tuổi là để bảo đảm quyền bình đẳng, không có sự phân biệt công dân theo độ tuổi; tạo điều kiện trong giao dịch, giảm thủ tục hành chính. Hiện có 27 thủ tục hành chính yêu cầu mang bản chính giấy khai sinh, 32 thủ tục yêu cầu nộp bản sao và 11 thủ tục yêu cầu nộp bản sao chứng thực.
Không đồng tình với giải trình này, đại biểu Nguyễn Thanh Phương đề nghị cân nhắc thêm, xem có thật cần thiết cấp cho trẻ dưới 14 tuổi. Lý do vì những thông tin quan trọng để nhận dạng như hình ảnh, vân tay chưa được thể hiện trên thẻ. “Việc cấp thẻ căn cước thay cho giấy khai sinh liệu có giảmღ được những thủ tục hành chính như báo cáo giải trình nêu. Không phải trẻ nào chưa đủ 14 tuổi cũng cần thực hiện các thủ tục hành chính này”, đại biểu Phương nói.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Đặng Thị Kim Chi cho biết, dự luật này quy định cấp thẻ cho người chưa đủ 14 tuổi nhằm giảm thủ tục hành chính, nhưng dự luật Hộ tịch vẫn quy định làm giấy khai sinh. Bên cạn💮h đó, trẻ ở độ tuổi này chưa tự ♈thực hiện giao dịch mà có người giám hộ, chủ yếu đi học, giấy tờ chủ yếu cần ở độ tuổi này là giấy khai sinh.
“Có thật sự cần thiết bỏ ra gần 650 tỷ đồng để cấp tꦐhẻ căn cước cho khoảng 21 triệu trẻ ở độ tuổi này? Tôi đề nghị nên quy định trẻ sinh ra bên cạnh đăng ký làm giấy khai sinh thì vẫn cần đăng ký thông tin vào cơ sở thông tin quốc gia, đến tuổi thì cấp thẻ với số định danh dã có, thêm ảnh, vân tay”, đại biểu Kim Chi nói.
Đại biểu🎶 Nguyễn Thị Tuyết Thanh dẫn chứng kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, tuyệt đại đa số cấp cho người đủ 14 tuổi trở lên. Việc thay đổi khi đủ 14 tuổi tốn kém hơn cấp khai sinh.
Đại biểu H’Yim꧅ KĐoh cho rằng ước tính chi phí một thẻ căn cước công dân là 30.000 đồng (gồm cả tiền chụp ảnh), trong khi cấp giấy khai sinh💫 chỉ mất 1.000 đồng biểu mẫu. Như thế, cấp giấy khi sinh cho trẻ tiết kiệm chi phí cho Nhà nước, người dân, giấy có giá trị suốt đời, còn thẻ căn cước của trẻ phải đổi khi đủ 14 tuổi.
Thừa nhận những lợi ích của việc cấp thẻ từ khi sinh, đại biểu Đỗ Ngọc Niễn cho rằng nếu thayཧ thế được giấy khai sinh như báo cáo giải trình thì🍷 đó là sự tiến bộ, cải cảch lớn. Dù vậy, đại biểu vẫn thấy lo ngại, cảm giác không chắc chắn rằng thẻ căn cước có thể thay thế giấy khai sinh khi trẻ vào mẫu giáo, đại học.
“N♍ếu không thay thế được giấy khai sinhಞ thì làm sao, ai chịu trách nhiệm vì phải bỏ ra khoản phí không hề nhỏ. Vì thế, tôi đề nghị cần có một điều khoản quy định khi cấp cho trẻ dưới 14 tuổi thì bổ sung điều kiện thay thế được giấy khai sinh để đảm bảo tính pháp lý. Nếu không sẽ rất lãng phí”, đại biểu Niên nói.
Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị cân nhắc không đưa thông tin thay đổi thường xuyên như trình độ♌ học vấn, nghề nghiệp; bổ sung thông tin về nhóm máu; nội dung thể hiện cần có cả tiếng Anh. Có đại biểu đề nghị nên sử dụng là tên thẻ chứng minh nhân dân thay vì thẻ căn cước vì nếu thay đổi thì kéo theo đó phải đổi tên một loạt biểu mẫu hành chính khác.
Nam Phương