Trong những phiên làm việc cuối của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, một trong những nội dung được đại biểu bàn luận sôi nổi là Điều 438 của dự thảo Bộ luật Dân sự. Theo đó, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất trong giao dịch dân sự, con số này cũng không được vượt quá 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nưౠớc Việt Nam công bố. Trần hiện tại đối với hoạt động này, nhằm chống việc cho vay nặng lãi là 150% và được cho là không phù hợp, không sát với thực tế giao dịch.
Tuy nhiên, theo đại biểu đoàn TP HCM - Trần Hoàng Ngân, thực tế gần 5 năm nay, Ngân hàng Nhà nước không còn công bố lãi suất cơ ♌bản, thay vào đó là lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất bình quân liên ngân hàng.
Vì vậy, vị chuyên gia trong lĩnh vực này ch🍎o rằng dự thảo nên thay thế lãi suất cơ bản bằng lãi suất tái cấp vốn, để đảm bảo phù hợp với luật hiện hành (Luật Ngân hàng Nhà nước 2011), cũn🍬g như sát với thực tiễn phát sinh hiện nay.
Ngoài ra, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân cũng dẫn thực tế, lãi suất được công khai tại các dịch vụ cầm đồ hiện là 3% một tháng, tương đương 36%/1 năm. “Việc nà🐠y đã vượt 500% lãi suất tái cấp vốn. Như vậy là ngang nhiên vi phạm Luật dân sự. Vậy nên chăng cập n💃hật vấn đề này vào trong Bộ luật sửa đổi”, ông Ngân đề nghị.
Tại phiên thảo luận giữa tuần qua, đại biểu Nguyễn Văn Minh (Bắc Kạn) đồng tình khi cho rằng bản chất lãi suất cơ bản chỉ là mức lãi suất chung, với mục đích để điều hành chính sách tiền tệ, không mang tính chất của thị trường, không được chia theo kỳ hạn để áp dụng. “Vì vậy, sử dụng lãi suất cơ bản để điều chỉnh quan hệ dân sự là không phù hợp, gây khó khăn cho các chủ thể khi tham gia giao dịch”, ♚vị này bình luận.
Do đó🐷, ông Minh cũng🌜 đề nghị nên quy định mức lãi suất trần cụ thể trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi), không nên sử dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm tham chiếu.
Nhận xét về quy định việc lãi suất thỏa th👍uận không vượt quá 200% mức cơ bản, đại biểu Bắc Ninh – Nguyễn Trọng Trường bổ sung rằng điều này chưa chặt chẽ vì không rõ mức này so với thời điểm vay hay trả nợ.
Ông Minh cũng phản bác việc quy định này không áp d💦ụng với các tổ chức tín dụng mà để tổ chức ngân hàng được ấn định mức lãi suất cao hơn mức Bộ luật Dân sự quy định là “khôn🌠g công bằng” vì “đây là luật chung, luật cơ bản, áp dụng cho các quan hệ dân sự”.
Trước đó, tại phiên trình bày ngày 10/6, báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tuy cho biết đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đồng tình với mức trần 200%, nhưng cũng có không ít quan điểm đề nghị không quy định. Lý do là trong nền kinh tế thị trường, giao dịch dân sự dựa trên sự thỏa thuận, khi không quy định lãi suất cơ bản, cơ quan quản lý và các bên vẫn có căn cứ để thực hiện nghĩa vụ tài chính... Theo Chủ nhi💮ệm Ủy ban - Phan Trung Lý, cơ quan này tán thành với mứ🍌c 200% lãi suất cơ bản mà dự thảo nêu, trừ trường hợp Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khác.
Sau khi được thảo luận tại kỳ họp này Bộ luật dân sự sửa đổi sẽ được Quốc 𝓰hội sẽ cho ý kiến thêm ít nhất một lần, trước khi đ✱ược biểu quyết thông qua vào kỳ họp cuối năm 2015.
T. Đức