Sáng nay, Quốc hội thảo luận về thực hiện ngân sách 2023 và dự꧟ toán, kế hoạch phân bổ ngân sách 2024.
Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách, dẫn chứng Luật Thuế thu nhập cá nh♉ân để cho thấy chính sách chậm thay đổi, nhiều bất cập.
Cụ t👍hể, các quy định trong tính Thuế thu nhập cá nhân như khởi điểm thu nhập chịu thuế, mức chiết trừ gia cảnh, bậc chịu thuế... không được cập nhật theo biến động của lương tối thiểu, giá cả và lạm phát.
Một trong những bất cập được nêu nhiều nhất là mức giảm trừ gia cảnh. Hiện, mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu và giảm trừ mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu, duy trì từ tháng 7/2020. Trong khi hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ đều tăng, khoảng 20-30% từ sau dịch Co🅺vid-19, khiến chi phí sinh hoạt của người dân đội lên. Thậm chí có quy định đã lạc hậu, chậm điều chỉnh cả chục năm 7 bậc chịu thuế áp dụng từ 2007 đến nay. "Đây là bất cập lớn, cần thay đổi", ông nói.
Khoản giảm trừ gia cảnh này theo giải thích của cơ quan thuế được xác định bằng "mức chi tiêu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của một người" – ൩là 11 triệu đồng với người nộp thuế và 4,4 triệu với một người phụ thuộc. Con số 4,4 triệu này được xác định bằng 40% so với giảm trừ của bản thân người nộp thuế.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VnExpress, với hơn 23.900 độc giả có mức thu nhập bình quân 22 triệu đồng mỗi tháng, người nộp thuế chi tiêu cho bản thâ༺n mỗi tháng hơn 10 triệu đồng nhưng họ tốn ít nhất 7 triệu đồng để nuôi một người🍸 phụ thuộc - chiếm 70% mức chi cho bản thân, lớn hơn nhiều so với tỷ lệ 40% mà Bộ Tài chính xác định.
Mặt khác, nhiều biện pháp của chính sách tài khóa đưa ra để ứng phó tình thế được đánh giá chưa căn cơ, bền vững.
Ông Trần Văn Lâm dẫn chứng, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, nhiên liệu bay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn dịch Covi꧙d-19 là cần thiết. Nhưng đến nay, Chính phủ đề xuất kéo dài là chưa phù hợp.
"Cơ thể yếu thì cần thuốc, nhưng thuốc bổ dùng quá liều có thể sinh bệnh khác, chưa nói thuốc trị bệnh dùng quá liều cũng nguy hiểm", ông Lâm ví vonܫ.
Theo ông, chính sách tài khóa cần linh hoạt hơn trong bối cảnh mới. "Các chính sách miễn, giảm thuế, phí khác cũng cần cân nhắc, đảm bảo cân đối, ng꧅uồn lực cho ngân sách thực hiện các nhiệm vụ khác đã trì hoãn vừa qua, và chiến lược đầu tư giai đoạn mới", ông lập luận.
Ông Thạch Phước Bình, Phó trưởng đoàn chuyên trách tỉnh Trà Vinh, cũng nói chính sách tài khóa th꧅ận trọng là cần thiết, nhưng "cái gì quá sẽ không có lợi, bởi chi tiêu Chính phủ là động lực tăng trưởng".
Trong khi💙 đó, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Bến Tre, phản ánh ngân sách địa phương bị giảm thu do các biện pháp miễn, giảm thuế phí của trung ương vừa qua. Thực tế, có địa phương ghi nhận nguồn thu giảm tới hàng nghìn tỷ do các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, khiến cân đối dự toán ngân sách địa phương bị táജc động.
Để bù đắp giảm thu ngân sách địa phương, ông Sơn kiến nghị Chính phủ tạo điều ki🏅ện cho địa phương có tiềm năng thu từ lĩnh vực khác bù đắp lại, cân đối hài hòa giữa thu và chi.
Chẳng hạn, 21 tỉnh thành phía nam có lợi thế từ nguồn thu xổ số kiến thiết và được dành chi cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới. "Nên để HĐND các tỉnh quyết định việc dùng nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho các dự án hạ tầng qဣuan trọng, phát triển kinh tế địa phương", Phó chủ tịch tỉnh Bến Tre kiến nghị.
Liên quan tới bội chi ngân sách, theo báo cáo Chính phủ, năm 2023 ước bội chi khoảng 4% GDP. Tỷ lệ này khoảng 3,7% GDP giai đoạn 5 năm (2021-2025). Các 🐟chỉ tiêu này đều trong giới hạn ꧒an toàn cho phép của Quốc hội.
Tuy vậ🌸y, thành viên Ủy ban Tài chính ngân sách lại chỉ ra góc nhìn khác, khi bội chi giảm ẩn chứa yếu tố tiêu cực do không đầu tư♌ vì vốn vay, nhất là vốn vay ODA, không thể giải ngân, ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Vướng mắc chủ yếu trong giải ngân vốn ODA được ông Nguyễn Trúc Sơn chỉ ra, do dự án vay từ nguồn này phải cùng lúc tuân thủ quy trình của bên cho vay và quy định Luật Đầu tư công. Đây cũng là lý do dẫn tới thực tế vừa qua nhiều địa phương xin điều chỉnh giảm nguồn v💞ốn vay ODA.
Để khơi thông ✱dòng tiền cho các dự án đầu tư vốn công, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP HCM, kiến nghị Chính phủ nghiên cứu chuyển vay vốn ODA sang phát hành trái phiếu trong nước của một số dự án quy mô lớn.
Theo bà, bối cảnh hiện nay các ngân hàng cũng muốn tăng khả năng lưu thông dòng tiền, nên phát hành trái phiếu trong nước sẽ khơi thông nguồn lự⭕c này. Ngoài ra, dự án có thể thu hút vốn tư nhân qua hình thức PPP, tạo động lực phát triển các lĩnh vực kinh tế khá꧒c.
Theo báo cáo 💙Chính phủ, dự toán thu ngân sách năm 2024 trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 80.100 tỷ đồng (khoảng 5♊%) so với thu năm 2023. Thu nội địa vẫn đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho tổng thu ngân sách, chiếm gần 85%, tương đương hơn 1,44 triệu tỷ đồng.