Sáng 8/11, tại phiên thảo luận ở Quốc hội, đại biểu 🐼Dương Tấn Quân, Hội đồng Dân tộc, nêu quan điểm trên sau khi đã khảo sát việc dạy trực tuyến.
Ông bày tỏ trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, việc dạy và học trực tuyến là giải pháp kịp thời, cần thiết; tuy nhiên, vẫn còn hạn chế. "Nhiều gia đ🎀ình không có điều kiện trang bị điện thoại thông minh, hạ tầng công nghệ, đường truyền, trang thiết bị học liệu cũng chưa đáp ứng được nhu cầu", ông phản ánh.
Tình trạng thiếu thiết bị như ông Quân đ❀ề cập xảy𝔍 ra không chỉ với vùng sâu, vùng xa hay đồng bào dân tộc thiểu số.
Trước đó, hôm 5/11, Ủy ജban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, trong cuộc làm việc với ba địa phương phía Nam gồm TP HCM, Bình Dương và Bến Tre, cũng bàn tới hiệu quả của việc dạy học trong bối cảnh dịch bệnh. Báo cáo của các tỉnh cho thấy, học online là lựa chọn không thể tốt hơn với bối cảnh hiện tại. Trong quá trình triển khai, các trường đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo, tuy nhiên, khó khăn chung là thiếu thiết bị.
Tại TP HCM, vào đầu năm học, khoảng 70.000 học sinh thiếu thiết bị. Sau khi kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ, đến nay🌊 vẫn còn 18.000 em thiếu hoặc phải dùng điện thoại di động (không đạt chuẩn), nên ༒thành phố đang tiếp tục huy động hỗ trợ.
Bình Dường cho biết, tỉnh hiện còn khoảng 2.000 học sinh thiếu máy móc học tập và đây đã là kết quả của những nỗ lực rất lớn, so với con số ban đầu là 60.000 em không🌠 có thiết bị học trực tuyến. Tỉnh ủy yêu cầu mỗi viên chức trong tỉnh đóng góp một ngày lương để tiếp t𒈔ục hỗ trợ, đảm bảo 100% học sinh có thiết bị học.
Để khắc phục tình trạng này, theo ông Quân, chính phủ cần có chính sách h🌠ỗ trợ trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất cho học sinh, thầy cô giáo, đảm bảo việc học hiệu quả, an toàn, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu vùng xa để họ "không bị bỏ lại".
Phó thủ tướng Lê Minh Khái hồi tháng 10 có văn bả🧸n đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính và giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính. Tuy vậy, việc này đến nay ch🃏ưa có quyết định cuối cùng.
Đại biểu Dương Tấn Quân cũng đề nghị các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, giáo viên, giảmꦍ giá dịch vụ học thêm cho các chương trình đào tạo từ xa.
Một hạn chế khác, theo ông Quân là việc giáo viên nhiều nơi chưa được tập huấn kỹ về công nghệ, phương pháp dạy học.
Theo ông, cần rà soát, bಞan hành văn bản hướng dẫn dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa, đồng thời, xây dựng kho học liệu điện tử, chia sẻ chung cả nước. Các bộ ngành liên quan cần đặt ra quy định về số tiết học trực tuyến để đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Chương trình học, phương pháp dạy, phần mềm từng cấp học cần được lựa chọn, thống nhất.
Góp ý về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, cho rằng thời gian qua việc dạy học trực tuyến phát sinh một số bất cập về nội dung. Cụ thể, "thời gian giảng dạy, khả năng tiếp thu, thái độ học tập của học sinh, không g𓆉ian giảng dạy, trang phục thầy cô và học sinh chư🉐a phù hợp".
"Theo tôi, học trực tuyến vẫn xem là đi học như thường lệ. Tất cả quy định của nhà trường đối với thầy cô học sinh đều phải được thực hiện nghiêm túc; như quy định về không gian học, thời gian học, trang phục của thầy cô, học sinh, quy định chào, hỏi, tạm biệt, xin phép ra ngoài", ông nói và cho rằng việc không quy định rõ nội quy học tập, điều kiện học tại nhà không chỉ làm mất nề nếp, thiếu đi phần tiên học lễ trong giáo dục mà cũng ảnh hưởng đến kết quả, việc hình thàཧnh nhân ꦡcách của trẻ.
Đại biểu tỉnh Bình Định bày tỏ, nhiều phụ huynh lo lắng về tật ở mắt của trẻ em khi học tập trực tuyến lâu dài. "Tôi đề nghị không xem điện thoại di động là thiết bị học trực tuyến. Chúng ta🎀 cần có chính sách tốt hơn để các em nhanh chóng có thiết bị học tập đảm bảo an toàn cho mắt", ông nói và lưu ý, việc quan tâm đến học trực tuyến cũng là yếu tố tích cực để sau này các em hình thành trách nhiệm đối với xã hội.
Theo thống ꦐkê đến cuối tháng 10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn hơn 20 tỉnh, thành vẫn cho học trực tuyến hoàn toàn, chủ yếu ở phía Nam. Dù tất cả tỉnh, thành trên cả nước được đánh giá thuộc cấp 1 và 2 về mức độ dịch, đủ điều kiện mở cửa trường 🌄học, nhiều nơi vẫn rất dè dặt do có những ổ dịch mới, cơ sở vật chất đang được trưng dụng làm khu cách ly, học sinh chưa được tiêm vaccine...
Đầu tháng 11, do dịch bùng phát, nhiều địa phương như Hà Giang, Cà Mau đóng cửa trường học toàn tỉnh; một số huyện, thành ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Trị chuyển sang học online.