Kết quả, 76% cư dân nhất trí rằng việc nuôi chó, mèo ở chung cư phải đảm bảo các chế tài ban quản lý đưa ra. Có 11 quy định người nuôi thú cưng phải tuân theo như: mỗi hộ chỉ được nuôi tối đa hai con, mỗi con phải ký quỹ tài khoản 5 triệu đồng trừ dần vào tiền xử phạt mỗi lần vi🍷 phạm vàဣ phải đeo mã định danh. Có 5 điều khoản người nuôi phải làm và 4 điều khoản không được làm.
"Đây là giải pháp chúng tôi đưa ra sau những tranh cãi dai ꦛdẳng của cư dân. Trên nhóm mạng xã hội, mỗi lần nhắc đến chủ đề này mọi người 'đại chiến' rất gay gắt, chia phe lên án nhau. Chúng tôi không thể làm ngơ", đại diện ban quản trị nói.
Ngân cho hay, "bé cún" của gia đình chị được huấn luyện đi vệ sinh có giờ và đúng quy định. Khi lên xuống chu♉ng cư, chị đi thang chở hàng, luôn bế cún trên tay hoặc cho vào túi chuyên dụng, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Vì vậy, Ngân sốc khi đọc các quy địn෴𓃲h vừa được hội nghị chung cư thông qua. Hồi tháng 7, chị ra nước ngoài công tác, khi về nước thì mọi sự đã rồi. Không muốn rắc rối, vợ chồng chị Ngân đóng tiền ký quỹ, đeo thẻ cho chú chó Corgi, 4 tuổi.
Những buổi chiều đi dạo của vợ chồng Ngân và thú cưng không còn thoải mái như trước. Theo quy định, chó của chị꧙ phải rọ mõm khi ra ngoài, không được đi qua sảnh chung cư và không được chạy nhảy ở thảm cỏ như trước. Mọi hoạt động của cư dân nuôi thú được đội bảo vệ và camera giám sát chặt chẽ.
"Bé nhà mìn▨h cấu trúc mõm dài mà bị rọ còn thở hổn hển, các bé khác mõm ngắn, bình thường đã khó thở🐻, nếu rọ mõm thêm không khác gì bị hành hạ", chị nói.
Quy định ban hành, một số cư dân chưa đeo thẻ định danh cho thú cưng bị giữ lại khi lên xuống tòa nhà, xô xát với bảo vệ. Vụ việc được đăng tải lên mạng xã h📖ꦯội, nối dài thêm những tranh cãi về chuyện nuôi thú cưng ở chung cư này.
Khi những người như Ngân bức xúc thì anh Ngô Tình, 38 tuổi, lại tỏ ra tâm đắc. "Đáng ra🔥 nên áp dụng các quy định này từ lâu", anh nói.
Hàng xóm nhà anh Tình nuôi chó. Nhiều hôm, vợ chồng anh khó khăn lắm mới dỗ được con ngủ, t𒁃hì chó hàng xóm sủa inh ỏi, đứa bé giật mình, khóc vang nhà. Chưa kể, nhiều bữa nó chạy ra cửa nhà anh mà không rọ mõm đúng lúc con trai đang bò dưới sàn. Anh Tình lo ngại nếu không có người ở đó, con mình có thể bị cắn, nguy cơ mắc bệnh♕ dại.
Tranh cãi về nuôi chó mèo ở khu chị Ngân là câu chuyện điển hình ở rất nhiều chung cư đô thị. Theo khảo sát của VnExpress với gần 30 cư dân ở Hà Nội và TP HCM, 90% cho biết, nơi họ sống có quy định cജấm nuôi chó, mèo, nhưng cư dân vẫn lén lút nuôi, gây khó chịu cho họ và những người xung quanh, làm bùng lên tranh cãi trong các hội nhóm ở chung cư.
Tiến sĩ Trương Hoàng Trương, trưởng khoa Đô thị học, ĐH Khoa h🔜ọc Xã hội và Nhân văn TP HCM cho rằng tranh cãi về nuôi chó, mèo ở chung cư là vấn đề không lớn so với những bất cập khác. Tuy nhiên, nếu ban quản lý, ban quản trị hành xử không khéo sẽ thành một vấn đề lớn.
Ông Trương cho rằng﷽ nguyên nhân của những tranh cãi này do một bộ phận người nuôi thú cưng thiếu ý thức, làm ảnh hưởng đến người khác.
Đại diện ban quản lý nơi chị Ngân sống đồng tình vꦬới ý kiến này và khẳng đ🐠ịnh, không phải hộ nào cũng biết giữ gìn không gian chung khi nuôi thú cưng. Thang máy, khuôn viên sinh hoạt cộng đồng nhiều lần xuất hiện phân chó, mèo, gây bức xúc cho các cư dân khác. Nhân viên vận hành chung cư và bảo vệ dù không có phận sự dọn dẹp phân thú cưng vẫn phải làm.
Anh Huỳnh Hữu Phương, thành viên ban quản trị một chung cư ở huyện Nhà Bè cho biết, ở nơi anh sống cấm thú cưng▨, nhưng thang máy, sảnh chung cư thường xuyên xuất hiện chất thải của chó mèo, gây bức xúc trong cộng đồng.
"Nuôi🌄 thú cưng ở chung cư rất phiền, mùi hôi, sủa um xùm, nguy cơ dịch bệnh, chưa kể một số loài chó kích thước lớn gây nguy hiểm. Nếu ai cũng cứ tự ý muốn làm gì thì làm thì ra nhà phố mà sống", anh Phương nói.
Ngoài câu chuyện ý thức, theo tiến sĩ Trương, không gian công cộng ở Việt Nam không có nhiều, mật độ cư dân ở các chung cư cao. Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư chú trọng đến việc bố trí không gian dành riêng cho chó, mꦡèo nên mới xảy ra cảnh người nuôi dắt thú ra đường lúc sáng sớm, chiều muộn hoặc ra công viên để phóng uế✃. "Đôi khi hàng xóm cũng thích thú cưng, nhưng làm ảnh hưởng đến môi trường sống thì họ sẽ không vui được", ông nói.
Nhận định của ông Trương trùng với kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở năm 2019 và Niên giám thống kê TP năm 2020. Mật độ dân số Hà Nội đã phát triển gần💜 gấp đôi dự báo. Trung bình tại các quận là 10.833 người/km2. Đặc biệt, dân số thuộc khu vực nội đô lịch sử duy trì mật độ cao và đã vượt quá quy định. Dự kiến dân số khu vực này đến năm 2030 phải giảm còn 0,8 triệu người nhưng đến nay quy mô dân số đã vượt ngưỡng 1,2 triệu người.
Trong khi đó, các💎 thống kê đều cho thấy ở TP HCM, mật độ dân cư cao 🐓hơn cả Hà Nội.
Đại diện ban quản trị nơi chị Ngân sinh sống thừa nhận, khi xây dựng, chủ đầu tư không quy hoạc෴h bất kỳ không gian công cộng hay hạ tầng nào dành cho các hộ nuôi thú cưng. "Luật pháp không cấm, ban quản lý không cấm nên trước đây cư dân không bị ràng buộc gì. Khi các chế tài được ban hành, người nuôi đang thoải mái đột nhiên bị kiểm soát nên tỏ ra khó chịu", vị này nói.
Theo tiến sĩ Trương Hoàng Trương, chung cư là nơi có nhiều cư dân sống tập trung không đơn giản như nhà phố hay đô thị nên nuôi chó mèo không phù🦩 hợp về vệ sinh, không đảm bảo mỹ quan, môi trường. Động vật nuôi phân tán trong các hộ gia đình có thể gây dịch bệnh, cắn người nếu kh🥃ông bảo hộ, gây bất an cho cư dân, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ.
Có 63% trong tổng số 400 độc giả tham gia khảo sát của VnExpress đồng quan điểm với ông Tr🍷ương, cho rằng nên tuyệt đối cấm nuôi thú cưng ở chung cư. 35% thuận tình giải pháp nuôi thú cưng nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cư dân khác; chỉ 2% cho rằng cần cho phép nuôi thú cưng ở chung cư, vì đജó là quyền cá nhân.
Ông Trương cho rằng, nếu cho phép nuôi, các chung cư cần có cách thức quản lý đảm bảo an toàn, bố trí một khu dành riêng cho chó, mèo ở nơi phù hợp với hoạt động của chúng. Ban quản lý các chung cư nên đưa ra quy định nơi nào thú cưng được đến, để ít gây nguy hiểm và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, cuộc sống của người khác. Tất nhiên, những quy định này phải đ൩ược số đông cư dân đồng thuận.
Đang thiết lập những quy định về⛄ cách thức nuôi chó, mèo như ông Trương gợi ý, đại diện ban quản lý nơi chị N🎐gân sống tin rằng ban đầu người dân có thể phản ứng, nhưng khi thích nghi, họ sẽ thấy hiệu quả và hưởng ứng.
Anh Huỳnh Hữu Phươn🦄g ở Nhà Bè cho biết, sau những tranh cãi gay gắt ở chung cư, cuối tháng 10 này, ban quản trị sẽ tổ chức hội nghị, bỏ phiếu để đi đến quyết định cư dân được phép nuôi thú cưng hay ꦰkhông.
"Thật ra ở chung cư, đôi khi cái tình nặng hơn cái lý. Có bác cư dân bảo với tôi 'cô già rồi, có mỗi con chó làm bạn, giờ mày cấm cô buồn lắm con'", anh kể. Nếu 51% cư dân thống nhất được phép nuôi chó, mèo, anh Phương và baꦡn quản trị sẽ đề ra cácꩲ quy định để nâng cao ý thức người nuôi, tránh gây bức xúc trong cư dân.
Cũꦿng cuối tháng 10, vợ chồng chị Ngân sẽ dọn khỏi chung cư đang sống, vì không thoải mái với những quy định mà người nuôi thú cưng như chị phải tuân theo.
"Tôi rời căn hộ mình mua để tới đây thuê một năm trước vì được nuôi thú cưng thoải mái, nh🍰ưng giờ sự thoải mái chẳng còn nữa", chị thở dài.
Tên cư dân đã thay đổi.
Phạm Nga