Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động đề xuất tăng giờ làm thêm từ 200-300 giờ mỗi năm hiện nay lên tối đa theo hai ph♛ương án.
Một là khống chế giờ làm thêm theo năm, tối đa không 💖quá 600 giờ mỗi năm, đảm bảo tổng giờ làm việc và làm thêm không quá 12 giờ mỗi ngày, không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt. Hai là kh𒁃ông khống chế theo năm, tổng giờ làm việc bình thường và làm thêm không quá 12 giờ mỗi ngày, không quá 5 ngày liên tục mỗi đợt làm thêm.
Anh Lê Đình Vũ (28 tuổi), nhân viên kinh doanh ở Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết việc làm thêm giờ hiện nay khá phổ biến, nhất là 𒐪giới văn phòng, không riêng gì công nhân tăng ca trong các công ty. Anh ủng hộ việc tăng giờ làm thêm, tăng thu nhập nhưng ở mức độ vừa phải.
"Nếu tổng thời gian làm việc và làm thêm không quá 12 giờ mỗi ngày, tức là có thể làm thêm tối đa 4 tiếng, kéo dài 5 ngày liên tục thì khá mệt", anh nói và cho rằng nên xem xét cụ thể với từng công việc, khối ngành. Lương làm thêm cũng phải được trả xứng𝓡 đáng vì thực tế nhiều người làm thêm giờ nhưng không biết được trả bao nhiêu, nếu làm ca đêm thì nên có chế độ thêm như ăn uống.
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết liên đoàn không nhất trí với hai phꦫương án tăng giờ làm thêm như tờ trình Chính phủ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
"Tăng tối đa 6𒁃00 giờ làm thêm mỗi năm như phương án một hay không khống chế theo năm như phương án hai đều vượt quá quy định hiện hành quá lớn. Việc tăng giờ làm thêm dù dựa trên thực tế cung cầu vẫn phải xem xét tới nhiều yếu tố, đﷺặc biệt là sức khỏe và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động", ông nói.
Ông Quảng dẫn chứng, có thể giờ làm thêm tối đa hiện nay chưa cao nhưng thời gian là🍨m chính của Việt Nam khá cao, 8 tiếng mỗi ngày, 48 tiếng mỗi tuần. Tổng thời gian làm việc chính thức một nă♏m là hơn 2.400 giờ. Tăng tối đa giờ làm thêm thì tổng số giờ làm việc và làm thêm quá cao, trên 2.600-2.700 giờ mỗi năm.
Trong khi đó, người lao động Hàn Quốc được làm thêm 624 giờ mỗi năm, n🌞hưng tổng giờ làm chính thức và làm thêm tối đa khoảng 𓆉2.446 giờ mỗi năm. Doanh nghiệp Indonesia được phép huy động người lao động làm thêm 728 giờ mỗi năm nhưng chỉ làm việc chính thức 40 giờ mỗi tuần.
Việc tăng giờ làm thêm cần cân nhắc kỹ bởi người lao động dễ bị vắt kiệt sức, cộng môi trường làm việc chưa tốt dễ dẫn đến tai nạn lao động tăng cao, nhất là lao động trực tiếp, làm việc ngoài trời. Tăng giờ làm thêm cũng tác động đến vấn đề việc làm khi ꦓdoanh nghiệp tận dụng việc tăng ca, tăng giờ mà không tuyển mới lao động.
Theo đại diện Tổng liên đoàn, trong bối cảnh hiện nay việc làm thêm giờ là nhu cầu thực tế cần chấp nhận, song phải đúng nghĩa là giải quyết công việc đột xuất, đơn hàng dồi💝 dào của doanh nghiệp chứ không phải làm thêm tràn lan như hiện nay.
Tổng liên🉐 đoàn đề xuất nên bỏ giới hạn làm thêm 30 giờ mỗi tháng, chỉ giới hạn số giờ trong ngày và tổng số giờ trong năm, chỉ nên nâng giờ làm thêm ở mức độ vừa phải từ 200-300 giờ mỗi năm lên 300-400. Trường hợp tối đa 400♕ giờ cho lao động dệt may, da giày, xuất khẩu thủy hải sản…phải có quy định đặc biệt lẫn giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
"Tiền lương làm thêm giờ của người lao động p💛hải được tính theo lũy tiến. Cụ thể làm thêm ngày thường, dưới 200 giờ được trả 150% lương; từ trên 200 đến dưới 300 giờ được hưởng 200% lương, từ 300 giờ trở lên đượcꦬ hưởng 250% lương", ông Quảng nói.
Từ góc độ chủ doanh nghiệp, ông Phí Ngọc Trịnh, Giám đốc Công ty may Hồ Gꩵươm, đánh giá tăng giờ làm thêm giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quản lý nhân công. Giờ làm thêm tối đa 200, một số trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ như hiện nay là quá ít. Nếu muốn tăng năng suất lao động để tăng thu nhập cho người lao động chỉ có cách cải tiến công nghệ, thay đổi máy móc, thiết𓆏 bị.
Ông Thịnh cho rằng dù tăng quy định lên tối đa 600 giờ thì thu nhập người lao 🐓động cũng khó tăng quá cao vì chi phí s𝓡ản xuất, tiền đóng bảo hiểm xã hội đã là gánh nặng.
Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Sài Gòn 3, cho rằng nếu tăng giờ làm thêm, doanh nghiệp tiết kiệm được một số chi phí tuyển nhân sự mới và các khoản đóng bảo hiểm. Song tiền lương làm thêm theo quy định được nhân với hệ số cao nên chỉ nh꧟ững trường hợp bấওt đắc dĩ, đơn hàng sát ngày giao thì doanh nghiệp mới yêu cầu người lao động làm tăng ca thêm nhiều giờ.
"Người lao động cũng cần thời gian nghỉ🎐 ngơi để tái tạo sức🌄 lao động nên việc tăng năng suất bằng việc cải tiến thiết bị máy móc vẫn hữu hiệu hơn là tăng giờ làm của người lao động", ông Hồng nhận định.
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm: 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính 🌸theo đơn giá t💙iền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c. Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lươn🌞g ngày. 2. Người lao động làm việc🌱 vào ban đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình th𝕴ường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương 🅷theo công việc làm vào ban ngày. Trích Điều 97, Luật lao động năm 2012 |
Hoàng Phương - Nguyễn Hà