Ngày 25/1, anh Toàn, trú phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, cho VnExpress biết mình là nhà đầu tư lớn trong nhiều lĩnh vực, thường xuyên gửi tiết෴ kiệm ngắn hạn ở ngân hàng. Năm 2017, qua các mối quan hệ xã hội, anh quen Nguyễn Thị 🅺Hà Thành khi chị ta tự giới thiệu là nhân viên huy động vốn cho bốn ngân hàng lớn ở Hà Nội.
Đầu năm 2018, anh Toàn tham gia đấu giá lô đất trong một khu đô thị tại tỉnh Thanh Hoá với giá khởi điểm 🅰512 tỷ đồng. Do đơn vị mở đấu giá yêu cầu công ty tham gia phải từng có kinh nghiệm tại dự án lớn, doanh nghiệp c🐈ủa anh Toàn không đáp ứng đủ điều kiện.
An𝄹h được Thành giới thiệu gặp Nguyễn Thanh Tùng (đồng phạm trong vụ án lừa đảo ngân hàng với Thành) để mượn pháp nhân công ty xây dựng MHD🐷 của Tùng. Anh Toàn sau đó dùng pháp nhân MHD đặt cọc hơn 52 tỷ đồng tạm ứng tham gia đấu giá nhưng bất thành. Tiền được trả về.
"52 tỷ đồng ꧂này, tôi gửi thành ba sổ tiết kiệm ở ngân hàn🐻g PVComBank. Khi biết tôi có tiền, Thành đề nghị mượn sổ tiết kiệm để huy động vốn cho ngân hàng, cam kết trả bằng đúng mức lãi suất ngân hàng đang gửi. Tôi đưa ba sổ cho Thành và nhận luôn mức lãi này. Sau đó xảy ra vụ Thành giả mạo chữ ký, cầm cố sổ tiết kiệm của tôi để vay ngân hàng", anh Toàn nói.
Sau thời gian dài làm việc, tháng 3/2019, anh Toàn được PVComBank trả lại ba sổ tiết kiệm. "PVcomBank bốn lần ra 🅷văn bản hướng dẫn giảiও quyết sự việc, cam kết trả lại tiền khi có kết luận của cơ quan điều tra, tuy nhiên hiện nay tiền vẫn kẹt", theo anh Toàn.
Vị đại gia còn gửi một sổ tiết kiệm 20 tỷ đồng ở ngân hàng VietABank, 4 sổ tiết kiệm trị giá 5ඣ0 tỷ đồng ở Ngân hàng quốc dân NCB. Năm sổ này anh Toàn đều đưa cho Thành. Những tháng đầu, anh được trả lãi đầy đủ nhưng từ khi Thành bị bắt (cuối năm 2018) việc này ngưng lại và hiện anh không rút được tiền tiết kiệm.
"Suốt hai năm kêu cứu khắp n🍒ơi, tôi bị "kẹt" tổng cộng 122 tỷ đồng ở ba ngân hàng. Cuộc sống gia đình, kinh doanh bị xáo trộn. Tôi bị mang tiếng là kẻ lừa đảo ngân hàng trong khi tiền của mình đang bị ngân hàng đóng băng", anh Toàn nói.
Những việc anh Toàn đề cập là nội dung nằm trong chuỗi hành vi lừa đảo ngân hàng của bị ca🍃n Thành.♌ Ngày 4/1, VKSND Hà Nội ra cáo trạng truy tố Thành, Tùng cùng 17 người từng là cán bộ ngân hàng, sau hai năm điều tra.
Theo cáo trạng, bị can Thành đề nghị vợ chồng anh Toàn gửi tiền vào 🎃ngân hàng NCB hoặc PVComBank rồi đưa sổ tiết kiệm cho chị ta quản lý. Thành sẽ trả ngay khoản lãi suất ngoài hợp đồng 4,2% một tháng (cao ꦅhơn nhiều lần lãi suất ngân hàng). Khi đến hạn, Thành sẽ trả lại sổ tiết kiệm cho anh Toàn để đến ngân hàng rút tiền gốc và lãi.
Khi có được sổ tiết kiệm của anh Toàn, Thành dùng đây là🧔m làm tài sản đảm bảo, rồi giả chữ ký, lăn tay của chủ sổ để mạo danh vay vốn các ngân hàng. Bằng thủ đoạn trên Thành đã chiếm đoạt của Ngân hàng NCB 47,5 tỷ đồng, của ngân hàng PVComBank 49,4 tỷ đồng. "Hành vi của Thành được nhiều nhân viên ngân hàng giúp sức", cơ quan công tố xác định.
Ngân hàng tố giác anh Toàn biết việc Thành dùng sổ tiết kiệm để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Tuy nhiên, cáo trạ𝔍ng cho hay, nhà chức trách kết luận Thành và Tùng giấu kín việc giả mạo chữ ký củ🎶a anh Toàn. Cơ quan tố tụng vì thế không đủ căn cứ chứng minh anh Toàn đồng phạm với Thành trong việc chiếm đoạt tiền như tố giác của ngân hàng.
PVComBank trong độn๊g thái mới 🍸nhất cho hay ba sổ tiết kiệm là vật chứng của vụ án hình sự nên chưa thể trả tiền.
Trước thô🥃ng tin tại cáo trạng, anh Toàn khẳng định không cầm cố sổ tiết kiệm cho Thành để lấy lãi suất cao như chị ta khai. Quá trình làm việc với cơ quan điều tra anh đã nêu việc Thành tự nhận là nhân viên ngân hàng, đưa giấy tờ chứng minh. "Tuy nhiên nội dung này không được ghi nhận trong cáo trạng", anh Toàn nêu quan điểm.
"Tôi chỉ là khách hàng gửi tiền tiết kiệm bình thường nên mong muốn duy nhất lúc này là trong quá trình xét xử sắp tới, toà án buộc c💎ác ngân hàng trả tiền gốc, lãi và cả lãi phạt quá hạn với khoản gửi tiết kiệm và khôi phục danh dự cho tôi", anh Toàn nói.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Lawfirm) choꦿ rằng sổ tiết kiệm là công cụ tài chính an toàn và ngân hàng phải có trách nhiệm quản lý tiền gửi. Đây được hiểu là hợp đồng cho vay tài sản. Sau khi khách gửi tiền, ngân hàng sẽ trở thành chủ sở hữu khoản tiền đó và phải chịu rủi ro với nó.
Nếu không may sổ tiết kiệm "rơi" vào tay người khác cũng không ai lợi dụng được bởi chỉ chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền mới có thể t🐲ất toán, cầm cố để thực hiện các hoạt động tín dụng.
Trong vụ án do Thành gây ra, luật sư Tú cho rằng bên bị lừa là ngân hàn♛g (bị hại). Vợ c🐼hồng anh Toàn vẫn được coi là khách gửi tiết kiệm. Khi tiền gửi bị thất thoát, ngân hàng phải có trách nhiệm trả lại cả gốc lẫn lãi cho khách hàng theo quy định.
Trong trường hợp không rút được tiền tiết kiệm, vợ chồng anh Toàn có thể kiện ngân hàng, yêu cầu bồi thường trong vụ án dân sự khác, bởi theo điều 87 Bộ luật Dân sự "pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân".
Với những ꦕngười gửi số tiền lớn, luật sư khuyên nên mời đ🔯ơn vị thừa phát lại đến ngân hàng để lập vi bằng toàn bộ quá trình giao dịch.
Theo cáo trạng của VKSND Hà Nội, Nguyễn Thị Hà Thành từ năm 2016 đến 2018ꦛ câu kết với cán bộ ngân hàng để thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng của ngân hàng Quốc Dân NCB, VietABank, PVComBa🅺nk và nhiều người.
Thành bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 174 Bộ luật hình sự.
24 đồng phạm bị truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng, Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo các điều 174, 206, 360 🐷và 201. Trong số này, 17 người là nguyên cán bộ tại các 🔜ngân hàng.