"Tôi không hiểu lắm, nguyên đ🅷ơn cần chứng minh đó là tiền cho vay, chứ sao lại bắt bị đơn chứng minh là quà tặng?"
"Tại sao cô này phải chứng minh là tiền được tặng? Được người ta cho tặng thì sao phải chứng minh? Sao ꦬnguyên đơn không chứng minh là cho vay mượn bằng giấy tờ hay văn bản?".
Độc giả nickname nhatquang.dxmb và độc giả Nguyễn Tiến có cùng thắc mắc như trên về vụ việc Cô gái thua kiện khi đại gia 'đòi quà'.
Theo đó, cô gái 27 tuổi cho rằng hơn 2,9 tỷ đồng đại gia chuyển cho mình mua ôtô BMW là "quà tặng", song người đàn ông kiện đòi lại vì số tiền này "chỉ cho mượn". Xung quanh vụ án, nhiều độc giả VnExpress tranh luận việc nguyên đơn cần chứng minh cho vay chứ tại sao ✱lại bắt bị đơn chứn𝔉g minh quà tặng?
Độc giả Harry Hoàng nói: "Chuyển khoản nhầm còn phải trả lại. Huống chi ông Vương (tên nhân vật đã thay đổi) có giao dịch rành rành tổng những lần chuyển khoản kiaไ là 2,9 tỷ cho cô gái.
Nếu cô gái không chứng minh được đó là tiền được cho tặng thì bắt buộc phải trả lại cho chủ nhân đầu tiên của số tiền là ông Vương khi ông ta đòi. Chứ tại sao ông Vương phả♒i chứng minh ngược lại?
Vì rõ ràng là ông ta đã chứng minh được ông ta đã chuyển tiền thông qua sao kê chuyển kh🦩oản. Vi🐲ệc cô gái là phải chứng minh tiền này là của mình hay là của ông Vương, nếu là cho tặng thì là của cô gái, còn các trường hợp khác thì của ông Vương. Còn nếu không chứng minh được thì tòa sẽ hoàn trả số tiền về lại cho chủ nhân đầu tiên của nó".
Đồng quan điểm, độc giả Long Nguyễn cho rằng: "Cơ bản là phải chứng minh được chứ không thể chỉ dựa vào suy đoán, nếu chỉ dựa vào suy đoán người quen là không phải trả lại 🗹tiền thì các vụ cho người thân người nhà mượn tiền xong, lại kêu là người quen nên số tiền này được cho thì không ai đòi lại được tiền cả.
Người quen tôi điều kiện khá giả nên có cho người thân ở quê vay 500 triệu đồng để xây nhà rồi kêu khi nào có tiền rồi trả. Nhưng 5 năm sau người đó vẫn không trả vì nghĩ rằng bạn tôi quá giàu nên sᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚố tiền này chả thấm vào đâu.
Khi đưa ra tòa họ kêu ông ấy cho 500 triệu đồng tiền xây nhà là tiền mừng cưới h☂ai vợ chồng nên không trả lại, cuối cùng tòa bắt trả lại hết.
Ngay cả khi trong câu chuyện trên dù có chứng minh được hai người có quan hệ tình cảm nhưng nếu bạn không chứng minh được số tiền và xe trên là quà tặng thì vẫn phảiဣ trả lại như bình thường".
Trong khi đó, độc giả Ba Minh cho rằng: "Nếu cô gái không🌞 có chứng cứ chứng minh ông này mua xe tặng cô, thì ông này cũng không có 🅘chứng cứ chứng minh ông ta cho cô gái vay tiền?".
Một số độc giả cho rằng chứng cứ của nguyên đơn là sao kê chuyển tiền cho cô gái. Bạn đọc Tan Phat Doan tiếp tục thắc mắc: "Tin nhắn nhận chuyển tiền có nói lên đư💟ợc là cho vay tiền, cho mượn tiền, hay cho tặng không? Chuyển tiền mà không ghi bút tích nội dung gì thì tin nhắn này không phải là bằng chứng để kết luận bất cứ một điều gì".
Ở góc độ chung, độc giả anhtuan290486 nói: "Chuyện tình cảm hay mối làm ăn gì đi nữa, thậm chí cho dù là vợ đi nữa thì nguyên tắc lẫn luật pháp đều có quy định cụ thể 'có vay thì phải có trả'. Tiền mặt còn có thể chứng minh được nữa chứ nói gì đến sao k🦋ê tài khoản rõ ràng thế kia thì 𝓰cãi sao được?
Nên biết rằng cho dù miệng người ta có nói cho tặng nhưng chuyển khoản mà chỉ ghi nội dung chuyển tiền hoặc là không ghi nội dung gì thì khi có chuyện xảy ra người ta có thể kiện ra tòa để đòi lại bạn nha, còn thực tế nói miệng, hứa suông, thề thốt...không có tác dụng. Lu🍌ật pháp phân xử dựa trên chứng cứ là giấy tờ, vật chứng chứng minh".
*Quan điểm của bạn thế nào?
Hữu Nghị tổng hợp