Nằm trê🌸n cùng khu vực Hình vẽ Nazca (Nazca Lines) nổi tiếng, 7.000 chiếc hố được khoét vào đá vôi ở thung lũng Pisco, Peru, tạo thành một dải hố kéo dài 1,6 km thu hút nhiều giả thuyết xung quanh sự xuất hiện của nó.
Nhiều người cho rằng những chiếc hố là nơi người xưa chứa ngũ cốc, dùng để trữ nước hoặc hoạt động như hệ thống phòng th☂ủ của các bộ lạc địa phương. Số khác tin rằng đây là các ngôi mộ táng thẳng đứng trong một nghĩa địa tập thể, hoặc thậm chí là một thông điệp mã hóa gửi tới chúa Trời.
Điều lạ lùng là giới khảo cổ vẫn chưa thể tìm thấy bất cứ hiện vật nào để chứng minh cho những giả thuyết này. Không có hài cốt, các mảnh xương người, đồ gốm vỡ, hay vải vóc quanh khu vực, chỉ có duy nhất dải hố nằm im lìm ẩn chứa rất nhiều câu hỏi khôn🙈g lời đáp.
Trong bài viết trên Ancient Origins, nhà khảo cổ học William James Veall cho rằng dải hố mang những đặc điểm đángꦿ chú ý. Khoảng 7.000 hố được khoét vào nền đá theo từng hàng có thể rộng tới 20 m, mỗi hàng có khoảng 9-12 hố. Các hố có đường kính trung bình khoảng nửa mét, được xếp ngang thành đường thẳng gần như tuyệt đối, số khác lại nằm so le nhau. Cũng giống như Hình vẽ Nazca, hình dáng độc đáo và có tính toán của dải hố chỉ được chiêm ngưỡng toàn diện khi nhìn vào ảnh chụ💝p trên không.
Hình dáng c🍸ủa từng hố cũng khác biệt nhau. Có hố mang kết cấu như hình viên gạch, có thể sâu tới 2-3 m. Một số hố lại khá nông, viền rộng và thường sâu không quá 30 cm. Tận cùng phía nam của dải hố bí ẩn là hai hố đường kính tới 24 m, chứa đầy đá tảng vụn. Điều này khiến Veall tin rằng, cách đó một khoảng ngắn có thể tồn tại༺ ít nhất nửa tá hố có kích cỡ tương đương.
Veall lần đầu biết tới dải hố bí ẩn không lâu sau khi ông phát hiện ra khu đền thờ linh thiêng có tên The Temple of S𒁃acred Lamb trên đỉnh núi cao của dãy Andes năm 2008. Nhà khảo cổ tin♋ rằng, bất cứ ai xây dựng nên hệ thống đền đài khổng lồ sẽ chọn Thung lũng sông Pisco làm con đường tự nhiên dẫn từ bờ Thái Bình Dương tới chốn linh thiêng ẩn mình trên núi cao này.
Sự tò mò càng bị thôi thúc khi Veall đọc qua một báo cáo địa phương 🔯cho rằng, một hình nộm đầu bò khổng lồ "đã tồn tại mãi mãi ở nơi đây", được tìm thấy trên một vách đá cao nhô ra biển, chỉ cách thị trấn Pisco 20 km về phía đông. Trong khi đó, dải hố bí ẩn lại nằm chính xác trên con đường thung lũng Pisco dẫn vào nộ🐽i địa Peru. Các manh mối này có mối liên kết chặt chẽ với nhau mà Veall không nhận ra ngay từ đầu.
Ban đầu, Veall lập tức liên kết các miệng hố với hiện tượng sa mạc hóa đe dọa cao nguyên Nazca khoảng năm 690. Vùng Chincha, một phần của sa mạc🐼 Atacama, chắc chắn đã trải qua tಞhời kỳ khô hạn tương tự như Nazca vì thiếu hụt nguồn cung nước thường xuyên. Ở Chincha, những cơn bão mạnh ở vĩ độ cao rất hiếm khi xảy ra, cộng với những cơn mưa nhỏ rải rác chỉ đủ cung cấp một lượng nước trong thời gian ngắn.
Do đó, một hệ thống thu thập, lọc, tích trữ và cung cấp nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và 🌃nông nghiệp dài hạn là vô cùng cần thiết. Dung tích nguyên thủy của hệ thống chứa nước dài hơn 1,6 km và tỉ lệ hao hụt của nó vẫn còn là ẩn số. Theo ước tính, nếu trung bìn🌜h một hố chứa tối thiểu 5 lít nước, dải 7.000 hố này có thể trữ đầy khoảng 35.000 lít nước. Tuy nhiên, cho tới khi một khảo sát thủy văn được thực hiện, chúng ta vẫn không thể biết liệu hố đường kính 24 m nằm ở tận cùng phía nam của dải hố liệu hoạt động như một đập nước hay chỉ là hồ trữ có tên Puquio, đặc trưng của hệ thống cung nước trải rộng khắp vùng Rio Grande thuộc lưu vực Nazca.
Có nhiều vấn đề quan trọng liên🍎 quan tới khả năng 𝓡cung nước của dải hố bí ẩn được giải quyết theo giả thiết này, theo nhà khoa học Veall.
Để trở thành một hệ thống trữ/lọc hiệu quả, các hố cần được thường xuyên dọn sạch những mảnh gạch đá trên b🌼ề mặt, đó là nguyên nhân các nhà khoa học không thể tìm được bất cứ các bằng chứng khảo cổ nào. Cũng vì lẽ ấy, một lực lượng lớn lao động địa phương được tuyển lựa để giám sát thi công và làm vệ sinh cho công trình.
Veall kết luận rằng khu vực Humay ở thung lũng Pisco ♏nơi dải hố tọa lạc, có thể là điểm các thủy thủ khi trở về hay bắt đầu hành trình vượt đại dương có thể nghỉ ngơi và tái tích trữ nước ngọt cho chuyến đi sắp tới. Đây cũng là nơi đóng vai trò phân phối nước cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp của người dân bản địa. Với một số lượng lớn các tàn tích nằm không xa về phía đông của dải hố bí ẩn, Veall nghi ngờ Humay là một trạm dừng chân sầm uất của một nền văn minh thời cổ đại.
Thung lũng Pisco, theo Veall, là một trong những con đường thông thương chính ra vào nội địa Peru từ Thái Bình Dương, đó là lý do dẫn tới việc xây dựng công trình tích lọc nước khổng lồ trong đất𒉰 liền gần Thái Bình Dương. Hình nộm đầu bò trên cao tại lối vào thung lũng không chỉ là hình ảnh đón chào và mang nghĩa may mắn cho các thương nhân vượt đại dương trở về hay đến từ Địa Trung Hải, mà nhiều khả năng nó còn là dấu hiệu đặc trưng đánh dấu "Vương quốc mới" của người Phoenician, như ở Tel Dan và Bethel của Israel.
Nhiề🌳u câu hỏi xoay quanh thời điểm và lý do hệ thống cung nước ngừng hoạt động, nếu đúng theo giả thuyết của Veall. Veall nhận định, đây sẽ trở thành một dự án đầy thử thách cho các sinh viên ngành thủy văn và ꦚđịa chất cổ đại.
Mặc dù đưa ra giả thuyết dải hố bí ẩn là một hệ thống lọc, chứa và cung cấp nước, Veall vẫn chưa giải thích tại sao chúng đ𒁃ược tạo tác tỉ mỉ đến vậy. Nếu chỉ để trữ nước, các hố có thể đặt trong bất kỳ thứ tự nào, theo các hàng♒ song song hoặc mang hình dáng ngẫu nhiên đơn giản là đủ. Với một dải hố trải dài 1,6 km, Veall tin rằng có một logic ẩn sau sự tinh xảo đó.
Thu Hiền