Ngày 7/7, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã và đang được triển khai kỹ lưỡng ở từng khâu. Nhà trường cũng được UBND TP Hà Nội tạo điều kiện. Tuy nhiên, do Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn quốc, việc tổ chức kỳ thi đảm bảo công bằng,🎶 an toàn ch♔o thí sinh đến từ nhiều tỉnh, thành rất khó. Vì vậy, trường quyết định không tổ chức kỳ thi trong tháng 7.
"Đại học Bách khoa Hà Nội s♉ẽ điều chỉnh kế hoạch để tổ chức kỳ thi vào thời điểm thích hợp trong tháng 8, khi Covid-19 ở Hà Nội và các địa phương được khống chౠế hiệu quả", thông báo của trường nêu.
Trường hợp kỳ thi không thể tổ chức vì lý do bất khả kháng, trường sẽ dành toàn bộ chỉ tiêu tuyển sinh còn lại cho p✤hương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Đây là năm thứ hai Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển đại học. Trước đó, trường đã lên kế hoạch tổ chức vào ngày 1🍌5/7 tại ba cụm thi gồm Đại học Bách khoa Hà Nội (145 ⛄phòng thi), Đại học Vinh, Nghệ An (19 phòng) và Đại học Hàng hải, TP Hải Phòng (14 phòng).
Để được tham gia kỳ thi này, thí sinh cần vượt qua vòng sơ tuyển. Nhà trường xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán - Lý - Hóa, Toán - Hóa -꧂ Sinh hoặc Toán - Anh, ꧋quy về thang điểm 30. Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021, trường chỉ xét điểm trung bình của 5 học kỳ (trừ kỳ II lớp 12). Chỉ tiêu sơ tuyển khoảng 10.000-12.000 học sinh.
Những thí sinh vượt qua sơ tuyển sẽ dự kỳ thi đánh giá tư duy kéo dài 180 phút, với hai phần bắt buộc và tự chọn. Phần bắ🌳t buộc gồm Toán (trắc nghiệm khách quan và tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), diễn ra trong 120 phút. Phần tự chọn (trắc nghiệm) thi trong 60 phút.
Với tổng chỉ tiêu dự kiến là 7.420, trường dự kiến dành 30-40% tuyển theo kết quả kỳ thi này. Ngoài ra, Đại học Bách⛎ khoa Hà Nội vẫn xét tuyển thẳng, xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT như năm trước.