Đọc bài viết "Tiền đâu học đại học?" cùng những ý kiến xem nhẹ những tác động của việc tăng học phí đại học lên sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tôi cho rằng nhiều người vẫn chưa đánh giá đúng vấn đề. Ở đây, muốn có cái nhìn chính xác về chuyện tăng học phí có th💝ỏa đáng hay không, chúng ta phải đặt trong bối cảnh chất lượng giảng dạy liệu đã tươ🅺ng xứng?
Tôi tốt nghiệp đại học cách đây 5 năm. Thời điểm tôi vào đại học, cá꧙c trường công lập bắt đầu tự chủ tài chính. Học phí sau bốn năm của tôi tăng từ 3 triệu đồng lên 7 triệu đồng (sau khi tôi so sánh kỳ 1 năm nhất và kỳ 2 năm cuối).ꦉ Trường của tôi thuộc nhóm đại học top đầu ở Hà Nội. Thế nên học phí cứ liên tục tăng qua mỗi năm. Đến nay, số tiền mà một sinh viên phải chi trả cho một kỳ học đã lên tới con số 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, chất lượng giảng dạy trong trường lại không tăng tỷ lệ thuận với số tiền học phí. Nói thẳng ra, tiền học tăng theo cấp số nhân, nhưng chất lượng dạy và học vẫn chẳng khác gì thời tôi mới nhập học. Tôi xin kể ra vài vấn đề như sau để các bạn thấy rõ thực trạng: giảng viên trường tôi dạy rất hời hợt, thường xuyên bỏ tiết, để mặc sinh viên tự tìm hiểu; chương trình giảng dạy sau nhiều năm vẫn không không đủ sâu, hầu nh✃ư chỉ mang tính giới thiệu, "cưỡi ngựa xem hoa".
Chưa kể nhiều kiến thức ở một số môn học đã quá cũ kỹ, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn, nên tính ứng dụng không cao - đáng ra trường cần liên tục cập nhật những kiến thức mới để thay đổi giáo án giảng dạy cho sinh viên. Câu chuyện thực tập cũng chẳng khá hơn: trường thu tiền sinh viên nhưng "ném" họ ra các doanh nghiệp, để mặc các bạn trẻ vạ vật ở các tổ chức, nên mang tiếng thực tập nhưng hầu như không có giá trị.
>> 'Chẳng họ♌c hành gì vẫn tốt nghiệp cử nhân đại học'
Trước đây, tôi và các bạn học của mình gần như nhắm mắt bỏ qua, chấp nhận tình trạng này suốt bốn năm đại học, do thời đó học phí vẫn còn nhẹ nhàng, không quá đắt (giả sử vay tiền học thì chỉ cần một năm đi làm, ăn tiêu tiết kiệm, là trả đủ). Chúng tôi khi ấy tự nhủ cố "tự bơi" cho nhanh, để ra trường rồi đi làm. Tuy n🤪hiên, với mức học phí hiện nay, việc sinh viên đánh giá, đòi hỏi chất lượng giảng dạy phải tương xứng cũng là chuyện dễ hiểu.
Ai cũng muốn đảm bảo đồng tiền gia đình mình đóng vào có giá trị trả lại. Bởi với mức ♐học p𝕴hí hiện tại khoảng hơn 30 triệu đồng mỗi kỳ học, sau bốn năm học, nếu các bạn sinh viên phải vay tiền để học đại học thì khi tốt nghiệp các bạn đã là một con nợ (ngang với người đi làm vay một khoản tiền mua ôtô). Với mức lương trung bình sau khi ra trường khoảng 6-7 triệu đồng, tôi tự hỏi liệu các bạn có trả nổi cả gốc lẫn lãi, khi mà khoản vay sẽ phải trả lãi, số tiền lên tới 250-280 triệu đồng.
Đó là tôi còn chưa kể tới các bạn sinh viên theo học các chuyên ngành có chương trình dài hơi hơn như y khoa, kỹ thuật... Thế nên, để việc tăng học phí đại học nhận được sự đồng thuận từ phía người học, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường cũng cần phải được quan tâm, có thanh, kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía cơ q🍸uan quản lý. Không thể để các trường mặc sức tăng học phí, trong khi chất lượng đào tạo vẫn bị thả nổi theo kiểu "sống chết mặc bay" như hiện tại.
Chính phủ vừa đồng ý tăng học phí đại học và cơ sở giáo dục nghề từ năm học tới, theo lộ trình đã định từ năm 2021. Theo đó, mức trần học phí đối với các trường đại học côn🧸g lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (chưa tự chủ) là 1,41-2,76 triệu đồng một tháng, tùy từng khối ngành. Mức thu cũ là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng. Những trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên được thu mức tối đa bằng hai lần mức trên (2,8-5,5 triệu đồng). Những trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được thu cao nhất gấp 2,5 lần (3,5-6,9 triệu đồng).
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.