Dân gian phóng đại cuộc sàng lọc nghiệt ngã ấy thành con số 90% trong câu ca dao cải biên: "Cổng trường đại học cao vời vợi/ Mườ𒉰i người leo đến chín người rơi".
Đến 2023, tỷ lệ dường như đảo ngược. Theo Vụ Giáo dục Đại học, hơn một triệu thí sinh tốt ng🧔hiệp THPT, chỉ khoảng 660.250 em đ꧙ăng ký xét tuyển đại học, trong đó 610.000 đã trúng tuyển đợt 1 (92,7%), tính đến ngày 28/8.
Mang nặng ký ức từ những kỳ thi trước, nhiều người ở thế hệ tôi ngạc nhiên với con số 92,7%, vội vàng đánh giá tiêu chuẩn đại học đã bị hạ thấp nên gần như ai thi cũng đỗ. Tỷ lệ này cùng câu chuyện về hai thủ khoa khối A00 trượt nguyện vọng 1 vào Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành đề tài tranh cãi, ẩ💖n chứa෴ những băn khoăn nhất định về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2001, Clark Kerr, chuyên gia hàng đầu về Lịch sử Đại học Mỹ đã nhìn lại suốt hai thế kỷ 19 và 20 và khẳng định: bắt đầu từ cuối thế kỷ 20, đại học🍷 sẽ không còn là "tháp ngà" của cá🦂c "bậc thầy và học giả". Đại học sẽ càng ngày mở rộng thành một bộ phận chung của toàn xã hội để phụng sự các mục tiêu quốc gia: tăng trưởng kinh tế, nâng cao tiêu chuẩn sống, thiết lập các tiêu chuẩn quản trị, khẳng định ưu thế về công nghiệp và quân sự.
Quá trình giáo dục đại học thoá🌞t ra khỏi bốn bức tường hàn lâm là tất yếu và không thể đảo ngược trong thế kỷ 21. Bắt đầu từ Mỹ, nó lan nhanh ra khắp thế giới cùng bước chân của toàn cầu hóa. Khi đã giao tꦿhương với các quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển buộc phải cải tổ hệ thống đại học sao cho thực dụng: nhanh chóng đào tạo những thế hệ có thể đáp ứng các phương thức sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Tại Việt Nam, do đặc thù lịch sử, quá trình đó đến chậm hơn, nhưng diễn ra với tốc độ chóng mặt. Tình trạng "tháp ngà" vẫn còn ở những năm 🦩đầu thế kỷ 21 do đại học vẫn hoạt động phần lớn bằng ngân sách nhà nước, buộc phải giới hạn nghiêm ngặt chỉ tiêu đầu vào (phân bổ ngân sách theo lượng sinh viên).
Cơ chế này dẫn đến cuộc sàng lọc khắc nghiệt trên. Các kỳ thi đầu vào lại được đánh giá hoàn toàn học thuật dựa trên cℱách phân ban (A, B, C, D), dẫn đến tình trạng cả dư luận lẫn người làm chính sách đều coi đại học là nơi thuần túy phát triển học thuật.
Vì nhiều lý do, ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học ngày càng giảm, yêu cầu tự chủ đại học trở thành tất yếu. Việt Nam mới✃ bắt đầu c🍒ó dấu hiệu đi theo xu thế rời bỏ tháp ngà khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 và gần nhất là Nghị định 81 (2021) về mức thu học phí, trong tương quan với mức độ tự chủ của trường.
Để tự chủ được, nhất là về tài chính (tă🐼ng giá học phí), trường đại học phải đáp ứng các kỳ vọng chung của xã hội và kỳ vọng của khách hàng đầu vào - phụ huynh - và༺ khách hàng đầu ra - doanh nghiệp.
Ở các nước tham vọng "hóa rồng" như Việt Nam, quá trình phát triển cả về chất và👍 lượng của ༒tầng lớp trung lưu mới dẫn đến sự tăng mạnh nhu cầu đầu tư tiền bạc để thế hệ sau tiến thân bằng tri thức (thuận lợi, bền vững và hứa hẹn hơn so với hướng tiến thân bằng lao động nặng thể chất). Tấm bằng đại học là bước đệm khả thi nhất cho định hướng này, nên các trường mở rộng cửa với hầu hết thí sinh, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
Thêm nữa, nhà trường - trước sức ép về nhu cầu nhân sự ngày càng cao của doanh nghiệp - buộc phải tự chủ tạo ra các phương án tuyển sinh sao cho phù hợp nhất. Ví dụ các trường về kinh tế kinh doanh sẽ ưu tiên điểm IELTS bởi tiếng Anh là thước đo khả năng hội nhập kinh tế toàn cầu. Tương tự các ngành về lập trình sẽ yêu cầu điểm đầu vào môn Toán nhân hệ số cao, bởi ngành này đòi hỏi tư duy thuật toán tốt. Đã có những đề xuất đầu tiên cho việc đưa Tin học thành một môn thi có hệ số điểm cao đối với các ngành kỹ thuật. Việc đa dạng phương án tuyển sinh vừa thu hút được nhiều học sinh có tiềm năng chi trả mức học phí tăngꦺ cao, vừa sàng lọc để thuận tiện cho kết quả đầu ra, thay vì phương án phân ban cứng nhắc trong quá khứ.
Tựu trung, hai câu chuyện nổi bật của kỳ xét tuyển đại học đợt 1 năm 2023 đánh dấu giáo dục đại học Việt Nam đã tiến sâu vào giai đoạn phổ cập (massification) thay cho tình trạng tháp ngà. Đại học mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh tỉ lệ thuận với nhu cầu tiếp cận các cơ hội về kinh tế tr๊i thức của người dân. Tới đây, xu hướng trọng đầu ra (thay vì đầu vào) sẽ ngày càng biểu hiện rõ nét.
Tuy nhiên, quá trìꦕnh phổ cập này diễn ra quá nhanh dẫn đến những khó khăn nhất định trong trạng thái tiếp nhận của các thế hệ đã quen với lối thi cử đầy cạnh tranh trước đây. Sự thiếu vắng truyền thông và phân tích chính sách đã dẫn đến những tranh cãi không trọng tâm, gây mất tập trung vào những vấn đề cốt lõi hơn, như vai trò của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong bối cảnh biến đổi đại học đang diễn ra quá vội vã (mà tuyển sinh chỉ là bề nổi của quá trình này).
Tôi đánh giá con số 92,7% là chỉ dấu cho một nền giáo dục đại học nhân văn, tôn trọng mong muốn tiếp cận giáo dục bậc cao của toàn dân. Tôi không muốn mặc cảm của thời mình lặp lại, khi tấm vé vào đại học của mình có thể đồng nghĩa với khép lại cánh cửa của một aℱi khác.
Lang Minh