"Đài Loan đang thành lập quỹ với số tiền ban đầu là 200 triệu USD để đầu tư vào các ngành công nghiệp của Litva, vốn là chiến lược của cả Litva và Đài Loan", ngườiꦍ đứng đầu văn phòng đại diện của Đài Loan tại Litva Eric Huang cho biết hôm 5/1.
Ông Huang nói thêm khoản đầu tư 200 triệu USD là một phầ🎶n trong kế hoạch của Đài Loan nhằm phát triển quan hệ với Litva sau căng thẳng với Trung Quốc. Quỹ đầu tư tập trung vào các ngành bán dẫn, laser, công nghệ sinh học và các ngành công nghiệp tương tự của Litva. Các khoản đầu tư đầu tiên dự kiến được đưa ra trong năm nay.
Litva đang hứng chỉ tríc🐠h từ Trung Quốc vì cho phép Đài Loan hồi tháng 11/2021 mở văn phòng ở Vilnius với tên gọi "Văn phòng đại diện Đài Loan". Trung Quốc phản đối dùng cụm từ "Đài Loan" để đặt tên vì lo ngại tạo cảm giác hợp pháp quốc tế cho hòn đảo. Các văn phòng đại diện ở nước ngoài của Đài Loan thường được gọi là "Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc".
Tổng thống Litva Gitanas Nauseda tuần này thừa nhận "sai lầm" kh🐲i cho phé♓p Đài Loan sử dụng tên hòn đảo mở văn phòng đại diện.
Các lãnh đạo và doanh nghiệp Litva phàn ꧋nàn căng thẳng với Trung Quốc đã khiến nước này chịu nhiều hạn chế kinhℱ tế như bị chặn xuất khẩu. Một công ty rượu Đài Loan tuần này cho biết đã mua lại hơn 20.000 chai rượu từ Litva bị chặn vào Trung Quốc. 120 container hàng bị ảnh hưởng từ Litva cũng được hòn đảo mua lại.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis gần đâ🅘y đã cam kết hợp tác giúp nước này đối phó "các hành vi mang tính cưỡng chế trong ngoại giao và kinh tế".
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Căng thẳng trên eo biển Đài Loan leo thang vài năm qua, sau khi bà Thái 🌸Anh Văn, người từ chối công 💝nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo năm 2016.
Ngọc Ánh (Theo AFP)