"Hai nước thích ứng một cách thận trọng với tình hình mới và duy trì động lực cho các cam kết thông qua các nền tảng trực tuyến", Đại sứ Pranay Verma cho biết với VnExpress. "Bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ diễn ra tí📖ch cực trong năm 2020".
Việt - Ấn năm 2020 duy trì liên lạc chặt chẽ về hoạt động chống Covid-19 và vai trò của quân đội hai nước trong nỗ lực này. Cục quân y hai nước đã tổ chức hội đàm trực tuyến để trao🥀 đổi kinh nghiệm và thảo luận biện pháp ứng phó, chẩn đoán và điều trị Covid-19.
"Hải 🦩quân và cảnh sát biển Ấn Độ thường xuyên điều tàu thăm cảng Việt Nam. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là một lĩnh vực hợp tác chính khác của hai nước", Đại sứ Verma nói.
Tàu INS Kiltan của hải quân Ấn Độ tới thăm thăm TP꧂ HCM hồi tháng 12/2020, mang theo 1.500 tấn hàng hóa hỗ trợ nạn nhân lũ lụt tại miền trung Việt Nam. Tàu sau đó tham gia diễn tập điều độnꦜg đội hình với hải quân Việt Nam.
Quân đội Ấn Độ diễn tập chung cùng Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh khi làm nhiệm vụ tại thực địa. Lần diễn tập gần nhất là vào tháng 7/2019, với sự tham gia của 30 chuyên giꦏa và sĩ quân Ấn Độ.
Các gói tín dụng quốc phòng của Ấn Độ dành choꦇ Việt Nam, với tổng trị giá 600 triệu USD, tiếp tục được triển kh𒅌ai trong năm 2020 với trọng tâm là tăng cường năng lực sản xuất quốc phòng của Việt Nam.
Gói tín dụng trị giá 100 triệu USD được triển khai cho dự án chế tạo 12 tàu tuần tra cao tốc cho Bộ Tư lệnh Biên phòng Vi🌱ệt Nam, với 5 chiếc được đóng tại Ấn Độ và 7 chiếc do Việt Nam sản xuất. Ấn Độ bàn giao tàu tuần tra đầu tiên năm ℱ2020 và Việt Nam bắt đầu đóng cùng năm.
"Dự án là ví dụ điển hình về hợp tác công nghiệp quốc phòng của hai nước và sẽ hoàn tất trong năm 2021", Đại sứ Verma nói. "Khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD cũng trong giai đoạn hoàn tất và hai bên hy vọng sẽ sớm triển khai".
Khoản tín dụng 500 triệu USD đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố khi thăm Việt Nam vào tháng 9/2016, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng hai bên. Năm 2020, Ấn Độ ký với Việt Nam thỏa thuận viện trợ không hoàn lại trị giá 5 triệu USD để để thành lập Công viên phần mềm quân đội tại Đại học Viễn thông Nha Trang. Các thỏa thuận song phương khác được ký năm ngoái gồm hợp tác trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và lĩnh vực thủy văꦐn.
Đại sứ Verma cho biết hợp tác quốc phòng giữa hai nước gần đây phát triển nhờ khuôn khổ thể chế được xác lập trong Bản ghi nꦡhớ về Hợp tác Quốc phòng ký năm 2009 và tuyên bố Tầm nhìn chung Việt 𝓡Nam - Ấn Độ về hợp tác quốc phòng năm 2015.
Quan hệ hợp tác quốc phòngꦜ Việt Nam - Ấn Độ đã mở rộng từ trao đổi truyền thống sang các cuộc tiếp xúc trên phạm vi rộng và trao đổi quân sự, gồm những chuyến thăm của lãnh đạo quân đội cấp cao, các đợt diễn tập song phương cùng nhiều chương trình đào tạo và nâng cao năng lực.
"Hợp tá൩c an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ph🍃ản ánh mức độ tin cậy và hiểu biết sâu sắc giữa hai nước", Đại sứ Verma đánh giá.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc hội đàm trực tuyến hồi tháng 12/2020 thông qua Tuyên bố Tầm nhìn chung vì Hòa binh, Thịnh vượng và Người dân. Thủ tướng hai nước nhấn mạnh quyết tâm đẩy 💦mạnh trao đổi quốc phòng song phương, khẳng định quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam với Ấn Độ sẽ được tăng cường và "trở thành nhân tố quan trọng của sự ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Tuyên bố Tầm nhìn chung vì Hòa binh, Thịnh vượng và Người dân, "sẽ định hình hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ trong tương lai", Đại sứ Verma nói. "Hoạt động hợp tác trong công nghệ cùng công nghiệp quốc phòng giữa Việt Nam với Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng, tăng cường hơn nữa các cam kết quốc phòng giữa hai nư♌ớc".
Theo Đại sứ Verma, Việt Nam là "đối tác không thể thiếu trong Tầm 💞nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Ấn Độ, với tư cách là đối tác thân thiết trong nhiều lĩnh vực và mắt xích chính trong cam kết của New Delhi với ASEAN.
Tuyên bố Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được Thủ tướng Modi trình bày trong Đối thoại Shangri La tháng 6/2018, khẳng định "không thể tách rời cơ hội và thách th𝕴ức trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách giả tạo", đồng thời ghi nhận những thực trạng mới nổi tại đây.
"Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là vì🌃 một khu vực tự do, cởi mở, hòa bình, thịnh vượng và trên tất cả là một khu vực bao trùm có trật tự dựa trên luật pháp lẫn tôn trọng chủ quyền của các quốc ඣgia", Đại sứ Verma nói và khẳng định Ấn Độ "có lợi ích tự nhiên với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực".
Đại sứ Verma cho biết Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ "dựa trên vai trò trung tâm của ASEAN" và có động lực chính là Chính sách Hàn🎃h động hướng Đông của nước này. Ông khẳng định tuyên𒁃 bố của Ấn Độ tập trung vào kinh tế và nhấn mạnh vào thịnh vượng chung thông qua hợp tác và kết nối.
"Chúng tôi rất vui khi các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, nêu Triển vọng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) tương tự Tầm nhìn🌠 Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Chúng ta cùng nhau đưa ra lộ trình hữu ích để thúc đẩy hội nhập khu vực, kết nối vật lý và kỹ thuật số, hợp tác kinh tế", Đại sứ Verma nói.
Nguyễn Tiến