- Công văn 203/THVN do ông Nguyễn Đình Thanh ký ghi là thừa lệnh Tổng giám đốc Đài Truyền hình VN, nhưng lại đóng dấu của Ban Thư ký biên tập (TK-BT). Tại sao vậy?
- Công văn số 203/THVN ngày 14/6/1996 của Đài Truyền hình VN đến giờ𒊎 tôi mới được nhìn thấy. Tôi hoàn toàn🔯 bất ngờ trước việc này.
Trong những năm 1995-1997, anh Thanh là Trưởng ban TK-BT. Theo phân công về chức năng nhiệm vụ, Ban TK-BT có nhiệm vụ sắp xếp các chương trình phát sóng sau khi các ban chuyên đề sản xuất chương trình. Ở Đài Truyền hình VN còn có bộ phận Hộp thư truyền hình, được đặt trong Ban TK-BT, được lãnh đạo Đài giao nhiệm vụ nhận các đơn thư của bạn xem truyền hình rồi chuyển cho các cơ quan chức năng. Khi phát hiện trong những đơn thư đó có dấu hiệu tiêu cực mà cần chống tiêu cực và chống tham nhũng thì phải chuyển cho các Ban biên tập Chuyên đề và Ban Thời sự, là những đơn vị có đủ người để giải quyết các việc này. Hộp thư không có trách nhiệm xử lý cụ thể các vụ việc. Nếu muốn chống tiêu cực thì phải xin ý kiến lãnh đạo đài trong từng vụ việc cụ thể. Như vậy, anh Thanh không thể thay mặt cho Đài Truyền hình VN được. Con dấu ở đây là c♋on dấu của Ban TK-BT, công văn ghi thừa lệnh của Tổng giám đốc là sai nguyên tắc.
- Nguyên tắc là vậy, nhưng ông có giao cho ông Nguyễn Đình Thanh thay mặt đài ký các loại văn bản khác bao giờ không?
- Đài Truyền hình VN là cơ quan thuộc Chính phủ. Theo nguyên tắc hành chính, thì thừa lệnh Tổng giám đốc chỉ có Chánh văn phòng và T♈rưởng ban Tổ chức - cán bộ. Các ban biên tập không có quyền thừa lệnh Tổng giám đốc.
- Nội dung Công văn 203 đề cập đến vấn đề khá phức tạp là kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo cho Năm Cam. Ban lãnh đạo Đài Truyền hình VN khi đó có được báo cáo không?
- Sáng nào chúng tôi cũng giao ban. Nếu có việc gì lớn và bức xúc thì đều phải được đặt ra ở đây. Theo tôi nhớ thì trong các năm 1995-1997, chưa một lần nào anh Nguyễn Đình Thanh và anh em ở Hộp thư truyền hình báo cáo về vấn đề Năm Cam và cũng không báo cáo riêng với lãnh đạo Đài lần nào. Lãnh đạo lúc đó cũng không hề nhận được thư khiếu nại nào của ♔bà Phan Thị Trúc. Bức thư đó có lẽ chỉ gửi cho chươജng trình Hộp thư truyền hình.
- Nhưng trong Công văn số 203 có ghi rõ nơi gửi là “Lưu Văn phòng Đài Truyền hình VN” ?
- Tôi sẽ kiến nghị các đồng chí ở Đài kiểm tra lại vấn đề này. Nhưng🧔 tôi tin chắc rằng không có văn bản lưu ở Văn phòng.
- Ông nhận xét gì về ông Nguyễn Đình Thanh trong thời gian công tác ở đài?
- Anh Nguyễn Đình Thanh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó liên✨ tục công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình VN. Nhìn chung, anh Thanh là người 🔜thận trọng trong công việc.
- Vậy việc ông Thanh ký gửi Công văn 203 ông đánh giá thế nào?
- Thì không chỉ sai mà còn tùy tiện, giấu diếm, và lợi dụng, lạm dụng quyền hạn của lãnh đạo Đài Truyền hình VN. Nếu quả thật anh Thanh có nhận đ♏ược đơn thư của bà Phan Thị Trúc thì phải báo cáo với lãnh đạo Đài và xin ý kiến chỉ đạo, chứ không được quyền tự ý giải quyết đơn thư khiếu nại. Đặc biệt không có quyền kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét để hủy quyết định tập trung cải tạo ngày 20/5/1995 của UBND TP HCM đối với chồng bà Phan Thị Trúc.
Tôi tin là anh em ở Đài Truyền hình VN cũng rất bất ngờ khi biết có văn bản này. Chắc an🐎h em sẽ rất phẫn nộ trước những sai trái của người đã đặt bút ký.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)