Chiều 9/11, Quốc hội t♏hảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Giải trình về đề xuất lập Quỹ phòng thủ dân sự, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, đây là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương và cấp tỉnh để huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Quỹ được hình thành trên cơ sở sáp nhập Quỹ phòng chống thiên tai và Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch. Nguồn tài chính của Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành trên cơ sở hỗ trợ đóng góp tự nguyện của tꦆổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, điều tiết từ quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến thảm họa sự cố. Quỹ sẽ hoạt động linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
"Việc thành lập Quỹ là cần thiết để hỗ ওtrợ cho các hoạt động c﷽ứu trợ khẩn cấp, củng cố, sửa chữa các công trình hạ tầng của Nhà nước và nhân dân; bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men... trong thảm họa, sự cố", lãnh đạo Bộ Quốc phòng nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đăk Lăk) đồng tình với đề xuất xây dựng Quỹ phòng thủ dân sự nhằm đảm bảo chủ động, kịp thời ứng phó, khắc🐽 phục hậu q🌳uả chiến tranh, thảm họa, sự cố, dịch bệnh.
Bà đề nghị dự thảo luật quy định rõ việc điều tiết từ các nguồn quỹ ngoài ngân sách có liên quan cho Quỹ phòng thủ dân sự để dễ dàng áp dụng. Cạnh đó, Quốc hội cần giao Chính phủ quy định chi tiết về nguồn 🅘quỹ này gồm mức thu vận động, công tác quản lý, mức chi, nội🐎 dung chi.
Đồng tình với đại biểu Thu Nguyệt, bà Đoàn Thị♔ Lệ An (Cao Bằng) đề nghị ban soạn thảo quy định rõ nguồn thu, thời𝔉 gian thu, mức độ đóng góp của từng người dân, điều kiện, phạm vi, đối tượng chi để đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất trong quá trình quản lý, sử dụng.
Quy định tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa
Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, dự th📖ảo luật điều chỉnh về phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến trꦇanh, thảm họa và những sự cố có nguy cơ trở thành thảm họa. Dự thảo quy định những nguyên tắc, biện pháp chung liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự, đáp ứng tình hình thực tiễn và một số vấn đề mới mà các luật khác chưa quy định.
Ví dụ như xây dựng chiến lược, kế hoạch, xác định các cấp độ và biện pháp ứng phó trong từng cấp đ🌜ộ phòng thủ dân sự, trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, trên các vùng biển Việt Nam không thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, dự thảo luật quy định đánh giá mức độ rủi ro về thảm họa, sự cố là cơ sở để xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả. Tiêu chí đánh giá bao gồm phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm họa, sự cố, đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh t💛ế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng, diễn biến, khả năng gây thiệt hại cũng như khả năng ứng phó của chính quyền và lực lượng tham gia phòng thủ dân sự.
"Có những nội dung khắc phục hậu quả chiến tranh cần lực lượng chuyên ngành có chuyên môn rất cao, ví dụ khắc💃 phục hậu quả chất độc dioxin, hóa chất độc hại, phóng xạ, dò gỡ bom, mìn", Đại tướng Phan Văn Giang nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật, trình Quốc hội xem xét, th♉ông qua tại kỳ họp thứ 5, vào tháng 5/2023.