AP miêu tả hai cô gái Đinh Thị Hồng Loan và Nguyễn Thị Chi hiện chung sống với nhau tại thủ đô Hà Nội. Họ chuẩn bị tổ chức 🌠hôn lễ vào tháng tới.
Từ trước đến nay ở Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung, việc kết hôn giữa những người cùng giới tính bị coi là phạm pháp và cấm kỵ, thế nhưng gần đây nhiều cặp gay và lesbཧian rầm rộ kết hôn công khai. Vấn đề được xem là "lạ" nên thu hút sự quan tâm của nhiều hãng thông tấ⭕n quốc tế.
Nhất là mới đây Bộ Tư pháp gửi công văn lấy ý kiến của các tổ chức xã hội về việc sửa đổi Luật hôn 🧔nhân và gia đình năm 2000, trong đó đề cập đến việc mở rộng đường cho hôn nhân đồng tính. Theo dõi sự kiện này, các hãng thông tấn quốc tế bày tỏ sự ngạc nhiên cho rằng, nếu vấn đề trên được thông qua thì Việt Nam sẽ là nước đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân đồng tính.
Các nhà hoạt động lâu năm về quyền lợi người đồng tính cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi Bộ Tư pháp Việt Nam dám nhìn thẳng vào vấn đề hôn nhân đồng tính trong đợt dự kiến sửa đổi luật hôn nhân gia đình lần này. Đến nay vẫn không ai biết được nh🦹ững quy định sẽ thay đổi ra sao trong kỳ họp Quốc hội vào năm tới. Tuy vậy những người ủng hộ giới tính thứ ba cho rằng, dù sao đây cũng là "chiến thắng" của một nước như Việt Nam trong một khu vực mà hôn nhân đồng tính có thể bị phạt tù.
Vien Tanjung, nhà hoạt động về quyền lợi người đồng tính Indonesia nói: "Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều bất ngờ. Ngay cả khi không thành công thì b🐟꧂ản thân sự kiện này đã làm nên một trang sử mới. Về quan điểm cá nhân, tôi nghĩ rằng vấn đề này sẽ sớm được thông qua".
Cặp uyên ương Đinh Thị Hồng Loan và Nguyễn Thị Chi hạnh phúc bên nhau. Ảnh: AP. |
"Tình yêu của chúng tôi dành cho nhau là chân thực và sẽ không thay đổi bất kể quy định của pháp luật có được thông qua hay không. Nhưn🦩g nếu quy định được thông qua, chúng tôi chắc chắn sẽ đăng ký. Tôi không thể chờ đợi mãi được", Hồng Loan trong vai trò "chú rể" nói.
Còn "cô dâu൲" Nguyễn Thị Chi (20 tuổi) cho biết thời gian qua cô khốn khổ vì bị bắt nạt và kỳ thị. Một người bạn đã viế꧋t vào một tờ giấy dán lên tường lớp với nội dung bêu rếu Chi "bị bệnh" khi cô công khai thật về giới tính của mình khiến cô xấu hổ phải bỏ học giữa chừng.
Hiện nay Loan và Chi sống chung với nha✱u trong một phòng trọ chật hẹp ở Hà Nội nhưng họ bảo được ở bên nhau đã là hạnh phúc rồi. Chi nói rằng tình yêu của cô dành cho ngườꦺi yêu là chân thành và bất kể luật pháp có công nhận hay không, họ vẫn kết hôn với nhau vào tháng tới. "Tân nương" này cũng hy vọng cuộc hôn nhân của họ sẽ làm cho cộng đồng có cái nhìn tích cực hơn về người đồng tính.
Khoảng 5 năm trở về trước ở Việt Nam, vấn đề đồng tính luyến ái vẫn bị dán nhãn như "tệ nạn xã hội" cùng với mại dâm, ma túy. Bàn luận về đồng tính được xem ꧃là điều cấm kỵ. Vì thế những người thuộc giới tính thứ ba chỉ có thể chia sẻ chuyện của mình với bạn bè trong cộng đồng, không dám hoạt động công khai mà chỉ gặp ꦫnhau ở một vài địa điểm kín.
Tuy nhiên 5 năm trở lại đây, cách nhìn của cộng đồng đã dần dần thay đổi. Các phương tiện truyền thống đề cập nhiều hơn về người đồng tính. Đoạn video đám cưới đồng tính đầu tiên tại Việt Nam được công khai trên mang vào năm 2010 đã lan nhanh như virus và thu hút sự chú ý của cộng đồng. Nh𒊎ững bài viết, chương trình về chủ đề này được đăng tải trên báo chí và phát sóng truyền hình. Thậm chí một chương trình truyền hình trực tiếp về đề tài này đã giành được giải thưởng cao nhất trong một cuộc thi.
Trả lời chất vấn trong một chương trình truyền hình quốc gia mới đây, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói rằng hiện nay ở Việt Nam có hàng trăm nghìn người đồng tính là một con số không nhỏ. Những người này chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, nhưng thực tế vẫn nảy sinh các mối quan hệ về nhân thân, tài sản, con nuôi, trong khi đó tòa án không biết làm thế nào để xử lý các tranh chấp dạng này vì chưa có quy định. Theo ông, việc sửa đổi luật m♔ới có thể giải quyết được vấn đề này.
Bình luận về sự kiện này, Tờ Newamericamedia cho rằng, nếu hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa thì định nghĩa về hôn nhân trong luật Việt Nam hiện nay sẽ phải thay đổi. Mà sự thay đổi "đột ngột" này có 𝓰thể gây ra một "cú sốc" với nhiều người, thậm chí gây ngạc nhiên cho cả những nhà hoạt động thâm niên về quyền lợi người đồng tính.
Theo thống kê của AP, hiện nay trên thế giới đã có 11 quốc gia đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, kể từ khi Hà Lan là nước đầu tiên công nhận vào 🅺năm 2001. Ở Mỹ chỉ có một vài tiểu bang cho phép, song Tổng thống Barack Obama đã đem lại hy vọng lớn lao cho các cặp vợ chồng sau 🐽khi tuyên bố ủng hộ vào đầu năm nay.
Tại các nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, mặc dù hiện nay cộng đồng người đồng🐈 tính, song tính và chuyển giới hoạt động khá sôi nổi nhưng nó tồn tại chủ yếu như một ngành công nghiệp giải♋ trí và vẫn bị kỳ thị.
Indonesia, một đất nước Hồi giáo thì luật pháp nghiêm khắc cấm vấn đဣề đồng tính luyến ái. Ở Malaysia, người vi phạm quy định có thể bị phạt tù đến 20 năm và bị quản thúc. Tuy nhiên những điều ♛luật khắt khe ở hai quốc gia này vẫn không ngăn được những nhóm người tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi cho cộng đồng người đồng tính.
Riêng Singapore, vừa qua hơn 15.000 cử tri đã lên tiếng ủng hộ những người đồng tính, mặc cho ở đất nước hiện đại này♍ vẫn xem viện quan hệ tình dục đồng tính là bất hợp pháp.
Tại Đài Loan, năm 2003 một dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính được đưa ra nhưng không nhận được đủ số phiếu ủng hộ, dù lúc đó có vài⭕ cặp đồng tính nữ dự định kết hôn tạღi một ngôi chùa Phật giáo ở nước này.
Thi Trân