Chị Ngọc Mai (Hà Nội) có doanh thu bán hàng trên mꩲột sàn thương mại điện tử hơn 800 triệu đồng trong 3 năm (2022-2024), nhưng chưa kê khai nộp thuế.
Trong thông báo tiền truy thu từ cơ quan thuế, chị Mai phải đóng thuế môn bài hai năm là 1,5 triệu đồng; thu nhập cá nhân và giá trị gia tăng (VAT) gần 13 triệu đồng. Còn lại, các khoản phạt lên tới gần 30 triệu đồng và gần một nửa số này lꦉà tiền phạt chưa đăng ký, kê khai chậm.
Việc rà soát kê khai, nộp thuế của các cá nhân bán hàng online được ngành thuế đưa ra trong bối cảnh tăng ༒quản lý với thương mại điện tử, từ giao dịch trên các sàn tới kinh doanh trực tuyến, livestream.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, cả nước có 🌄3,1 triệu hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người bán online chưa đăng ký, kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế nhiều lần cho biết sẽ xử lý các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ thương mại điện tử, nhưng không khai, đăng ký hay nộp thuế.
Chị Mai là m🍌ột trong số trường hợp bị truy thu, phạt do khai, đăng ký chậm.
Ba tháng đầu năm nay, Cục thuế TP Hà Nội thông báo truy thu 41 cá nhân có thu nhập từ thương mại điện tử. 28 người đã nộpꦜ thuế 9,8 tỷ đồng, một cá nhân kê khai tiền thuế dự kiến và chậm nộp 8,5 tỷ. Ngoài ra, trên 6.510 cá nhân, hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử được cơ quan thuế Hà Nội đưa vào diện theo dõi, giám sát dữ liệu hóa đơn.
Đăng ký thuế là việc người bán kê khai với cơ quan thuế các th💫ông tin định danh (họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ...) để phân biệt với người nộp thuế khác. Sau khꦚi đăng ký, họ sẽ được cấp một mã số thuế, bắt đầu kinh doanh.
Theo luật sư Nguyễn Đình Hiệp (Công ty Luật TNHH Hoanganh IBC), bán hàng online là kinh doanh thu lợi nhuận qua nền t♚ảng mạng xã hội Facebook, Tiktok hoặc sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki... Người bán có thể là cá nhân, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Họ phải đăng ký với cơ quan thuế trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu kinh doanh, theo Luật Quản lý thuế 2019. Bởi, theo luật sư Hiệp, phát sinh doanh thu là người bán buộc phải đăng ký thuế.
Luật sư Hiệp🌸 cũng cho hay trường hợp chưa đăng ký thuế thường phải chịu các khoản phạt, như chậm đăng ký kinh doanh, kê khai, thuế nộp chậm. Trong đó, hai lỗi đầu tiên𝐆 tầm 15 triệu đồng.
Số thuế được cơ quan quản lý tính trên tổng doanh thu, 🥀tỷ lệ thuế VAT hàng hóa, dịch vụ và thu nhập cá nhân, với từng hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, cá nhân phân phối, cung cấp hàng hóa thì thuế phải nộp = doanh thu * (1% thuế VAT + 0,5% thu nhập cá nhân).
Với hoạt động kinh doanh khác, tỷ lệ 🐽thuế VAT và thu nhập cá nhân lần lượt là 2% và 1%. Sau đó, họ tính phạt chậm🍌 nộp ở mức 0,03% một ngày.
So𒊎ng, mức tiền phạt vi phạm này chỉ tính trên hành vi, bất kể doanh thu bao nhiêu, khiến không ít người buôn b💜án nhỏ lo lắng.
Chị Nam Anh (Hà Nội) cho biết từ năm 2019, chị thanh lý một số quần áo của con, thu 600.000 đồng. Vừa rồi, chị rút hết tiền, đóng tài khoảꦦn. Tuy nhiên, chị Anh đắn đo việc xin đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.
"Bán hàng thu vài trăm nghìn cũng có thể bị phạt tới 4🌊 tri🌜ệu đồng nếu không đăng ký thuế", chị nói, thêm rằng việc này khiến chị phải vội tìm hiểu quy trình để làm việc với cơ quan quản lý vì sợ bị phạt.
Tương tự, chị Thanh Thanh (Hà Nội) bán hàng online trên Shopee từ năm 2020 nhưng chưa đăng ký kinh doanh. Shop của chị trung bình bán 1-2 đơn mỗi ngày, doanh thu 4 năm chưa được 100 triệu đồng. "Tôi muốn chủ động đi khai để đóng thuế sớm nhưng lo bị t🐻ruy thu", chị nói và tính nhẩm khoản tiền phạt có thể chiếm gần hết lãi bán hàng.
Luật sư Nguyễn Đình Hi🌜ệp cho rằng buộc kê 🌠khai, đăng ký là công cụ quản lý để tránh thất thu thuế. Nhưng thủ tục hành chính này trong một số trường hợp có thể đem lại rắc rối hoặc khiến cá nhân e ngại khi quyết định kinh doanh.
Theo ông Hiệp, không p♎hải mọi trường hợp✨ cá nhân đã đăng ký đều phải nộp thuế. Bởi, theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, người có doanh thu từ kinh doanh dưới 100 triệu đồng một năm sẽ không phải chịu loại thuế này, gồm trường hợp thu nhập phát sinh từ bán hàng online.
Do vậy, luật sư cho rằng nhà chức trách có thể coi mức doanh thu 100 triệu đồng là mốc xác định nghĩa vụ đăng ký thuế. Tức là, người bán online sẽ tự xác định mức thu nhập của mình, dựa trên ngưỡng này. Sau đó, khi ♊kinh doanh ổn định, nếu vượt họ mới cần đi đăng ký.
"Việc này giúp người kinh doanh online tránh các ✅thủ tục không 𒀰cần thiết nếu họ bán ở quy mô nhỏ, không thường xuyên", ông Hiệp nói.
Năm 2023, doanh thu thuế qua kênh thương mại điện tử là 3,5 triệu tỷ đồng (khoảꩵng 146 tỷ USD), vớ🌃i số thuế đã nộp 97.000 tỷ, tăng 14% so với một năm trước đó. Riêng 5 tháng đầu năm, khoản thu của lĩnh vực này là hơn 50.000 tỷ đồng.
Để siết quản lý, một trong những giải pháp được ngành thuế thực hiện là kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành. Hiện, cơ quan này ghi nhận trên 663.000 lượt kết nối vớ𝔍i cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an. Họ cũng chia sẻ thông tin với Bộ Công Thương về 929 sàn thương mại điện tử, đối chiếu dữ liệu từ 361 sàn, trong đó có nhiều sàn chiếm thị phần lớn như Shopee, Lazada, Sendo, Voso, Tiki...
Bộ Tài chính nắm thông tin từ 144 triệu tài khoản thanh toáꦦn,ܫ tăng hơn 20 triệu tài khoản so với cuối tháng 4. Số này gồm 10 triệu tài khoản của tổ chức và 134 triệu tài khoản cá nhân tại 96 của ngân hàng. Trong đó, nhiều cá nhân, tổ chức có nhiều hơn một số tài khoản thanh toán tại các ngân hàng.
Tuy vậy, gần đây trên một số nền tảng mua sắm trực tuyến lớn như TikTok, Shopee... nở rộ livestream bán hàng với doanh số vài trăm triệu, hàng tỷ đồng mỗi phiên. Hình tꦕhức này dần phổ biến, có sự tham gia của các cá nhân bán hàng cho chính họ hoặc blogger, tiktoker, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội được trả hoa hồng.
Giới chuyên môn cho rằng điều này có thể dẫn tới nguy cơ thất thu thuế nếu nhà chức trách không có các biện pháp siết quản lý. Ngoài các giải pháp đang áp dụng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ sửa quy định về áp dụng hóa đơn điện tử với các giao𒊎 dịch thương mại điện tử, livestream.
Phương Dung