Phim do Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh đạo diễn, được chuyển thể từ truyện ngắn ''Ngôi nhà xưa'' của ông, xuất bản năm 1993 trên Tạp chí Văn nghệ. Tác phẩm thuộc chương trình phim chọn lọc của đạo diễn tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024. "Mùa ổi" ra mắt năm 2000, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Locarno lần thứ 53. Sau đó, dự án lần lượt được chiếu ở Liên hoan phim quốc tế Rotterd🤡am (Hà Lan), Göteborg (Thụy Điển), Singapore. Tháng 12/2001, "Mùa ổi'' lần đầu ra mắt trong nước ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13,🌌 thắng giải Bông Sen Vàng. Bùi Bài Bình đảm nhiệm vai Hòa. Năm 13 tuổi, Hòa ngã từ trên cây ổi khiến trí nhớ bị ảnh hưởng. Từ đó, cuộc sống của ông chỉ như một đứa trẻ, thường bị người khác lợi dụng vì ngờ nghệch, lương thiện. Ở tuổi trung niên, ông Hòa vẫn lẫn lộn giữa thực tại và quá khứ. Ông thường tìm về căn nhà xưa, ngắm nhìn cây ổi và sống với những ký ức đẹp của tuổi thơ. Theo Đặng Nhật Minh, nguyên mẫu là ông Nguyễn Hoán, anh vợ đạo diễn. Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Bài Bình đư♕ợc đánh giá cao khi thể hiện nét ngây ngô như🅷ng cũng đáng thương của nhân vật. Tại Liên hoan phim Việt Nam năm 2001, ông giành giải Bông Sen Vàng cho ''Nam diễn viên chính xuất sắc''. Trích phim 'Mùa ổi' Trích đoạn👍 ông Hòa bị đưa lên đồn vì lẻn vào nhà cũ. Bùi Bài Bình sinh năm 1956, tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh, nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Ông đóng những vai chân chất trong các phim điện ảnh ''Bức tường không xây'', ''Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh''. Trên truyền hình, ông ghi dấu ấn với một số vai phản diện của ''Hương đất'', ''Gió làng Kình'', ''Ma làng''. Những năm gần đây, diễn viên xuất hiện đều đặn trên màn ảnh nhỏ ở các phim như ''Cô gái nhà người ta'', ''Lối nhỏ vào đời''. Dự án mới nhất ông tham gia là ''Cuộc chiến không giới tuyến''. Ngoài đời, Bùi Bài Bình có cuộc hôn nhân hạnh phúc với diễn viên Ngọc Thu. Ảnh: Nhân vật cung cấp Lan Hương vào vai Thủy, em gái của Hòa. Thủy luôn quan tâm, dành tình thương cho ông Hòa khi chứng kiến anh trai chịu thiệt thòi, bị đối xử bất công. Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương từng cho biết Thủy꧋ để lại trong chị nhiều ám ảnh về thân phận và cuộc đời. Nhân vật giúp chị nhận giải ''Diễn viên xuất ♛sắc'' tại Liên hoan phim quốc tế Singapore năm 2001. Trích phim 'Mùa ổi' Trích đoạn nỗi lòng của Thủy khi thấy anh trai🐠 luôn bị ám ảnh quꦯá khứ. Lan Hương sinh năm 1961, từng công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Chị tham gia nhiều dự án truyền hình như ''Bí thư tỉnh ủy'', "Nếp nhà'', ''Vệt nắng cuối trời''. Sau khi nghỉ hưu, nghệ sĩ gây chú ý với vai mẹ chồng ''tai quái'' trong ''Sống chung với mẹ chồng''. Những năm gần đây, diễn viên xuất hiện liên tục trong các dự án truyền hình như ''Thương ngày nắng về'', "Gia đình mình vui bất thình lình". Chị được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2011. Lan Hương kết hôn Đỗ Kỷ năm 1987, đến nay vẫn duy trì hạnh phúc với nếp sống giản đơn, nhẹ nhàng. Ảnh: Nhân vật cung cấp Hai diễn viên tái hợp trong phim ''Gia đình mình vui bất thình lình'' của đạo diễn Nguyễn Đức Hiếu, Lê Đỗ Ngọc Linh, lên sóng năm ngoái. Trong tác phẩm, họ đóng vợ chồng. Ảnh: VTV Phạm Thu Thủy đóng vai Loan, sống tại ngôi nhà trước đây của gia đình ông Hòa. Trong một lần bắt gặp ông hái trộm ổi, cô đã gọi người nhà báo công an. Sau này, nghe Thủy kể nguyên nhân anh trai mình vẫn quyến luyến cây ổi, Loan đồng ý để ông Hòa đến nhà mình tìm lại ký ức, thậm chí cho ông vào ở. Diễn xuất của Tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhu Thủy gợi nhiều cảm xúc, ch♉o thấy nét đẹp của tình người. Tuy nhiên đến nay không có thông tin nào về sự nghiệp và cuộc sống của chị. Chiều Xuân đảm nhận vai mẹ của Hòa, chỉ xuất hiện ở vài cảnh, khi nhân vật nhớ về ngày bé được quây quần hạnh p🅠húc bên gia đì🎶nh. Chiều Xuân trong trích phim 'Mùa ổi' Trích đoạn ông Hòa nhớ lại tuổi thơ. Nghệ sĩ sinh năm 1967, là con gái đạo diễn sân khấu Đức Đọc, từng làm việc tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Chị sớm xuất hiện trên điện ảnh, truyền hình, đóng nhiều bộ phim như ''Mẹ chồng tôi'', ''Người yêu đi lấy chồng'' (1994), ''Hà Nội 12 ngày đêm'' (2002). Diễn viên có gần 40 năm hôn nhân hạnh phúc bên nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, được khán giả ngưỡng mộ. Hiện Chiều Xuân tham gia tích cực các hoạt động diễn xuất, đóng quảng cáo. Năm ngoái, chị đóng hai dự án kinh dị ''Tết ở làng địa ngục'' và ''Kẻ ăn hồn''. Hồi tháng 1, Chiều Xuân góp mặt trong vở ''Hồn Trương Ba da hàng thịt'' của Nhà hát Kịch Việt Nam, do đạo diễn Nhật Bản Tsuyoshi Sugiyama dựng. Ngoài công việc, chị duy trì đam mê chụp ảnh. Ảnh: Nhân vật cung cấp Trần Lực đóng vai chồng Thủy, xuấ🧔t hiện tro꧙ng một số cảnh phim. Trần Lực sinh năm 1963, có cha mẹ là nghệ sĩ, nhà nghiên cứu đầu ngành của nghệ thuật hát chèo và văn học. Anh từng tham gia một số phim gây chú ý như "Em và Trịnh", "Đào, phở và piano". Ngoài ra, nghệ sĩ thành lập sân khấu ước lệ LucTeam, giảng dạy ở Đại học Sân khấu Điện ảnh. Hồi tháng 3, Trần Lực nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Anh có một con với vợ đầu, ba con với vợ thứ ba. Ảnh: Nhân vật cung cấp Phương Linh Ảnh, video: Viện phim Việt Nam