Sau đợt nạo vét từ hai tháng trước, cộng với những cơn mưa dầm đầu tháng 10, hồ Kênh Lấp (Ba Tri, Bến Tre) 🐈mực nước đã sâu hơn 2 m, các máy xúc vẫn đang tiếp tục gia cố các vị trí sạt lở, dựng lại rào chắn. Bốn tháng sau mùa hạ🦩n mặn khốc liệt, những cánh đồng lúa, hoa màu hai bên bờ hồ đã xanh tươi tốt trở lại.
N﷽hà ở cạnh hồ, anh Phạm Văn Tiến (35 tuổi, xã Phước Ngãi) giở nắp những bể xi măng đã hứng đầy nước từ cơn mưa đêm trước. Mùa khô vừa qua, hồ Kênh Lấp cạn nước, gia đình anh Tiến 11.000 hộ dân trong vùng thiếu nước sinh hoạt. 6 bể chứa loại một khối trữ nước mưa của nhà anh Tiến không đủ dùng cho 4 người cùng hai con con bò. Anh Tiến phải dùng xe chở nước ngọt với giá 80.000 đồng mỗi khối, xài tiết kiệm được 3-4 ngày.
"Nghe dự báo hạn sắp tới có thể đến sớm nên tôi thuê thợ xây thêm bốn bể nữa", anh Tiến nói. Theo anh, một bể xi măng chi phí khoảng 1,5 triệu đồng, đắ🎉t gấp hai lần so với phuy nhựa cùng thể tích, nhưng bù lại có thể dùng đến hơn 10 năm.
Từ Ba Tri đến Chợ Lách, Giồng Trôm (Bến 🌄Tre), những ngày này dễ bắt gặp cảnh người dân tất bật xây bể xi măng, nạo vét mương vườn... trữ nước mưa. Đứng bên túi nhựa trữ nước 15 m3 bên hiên nhà, ông Nguyễn Văn Hùng (Phong Nẵm, Giồng Trôm) cho hay, ông vừa mua chiếc túi này hơn 3 triệu đồng. "Hạn mặn vừa rồi kéo dài quá lâu, 6 người nhà tôi cùng 5 con bò, 4 công vườn phải chịu khát dù có gần chục hồ xi măng trữ nước mưa", ông Hùng nói.
Để có nước ngọt phục vụ khoảng 200.000 người tại 24 xã, thịও trấn trong mùa hạn mặn, cuối năm 2019, dự án hồ Kênh Lấp dài gần 5 km, rộng 40-100 m, sức chứa một triệu m3, kinh phí 85 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sau vài tháng, hồ bị nhiễm mặn do muối tích tụ từ trong đất, cùng với hạn mặn khốc liệt khiến hồ trơ đáy. Hiện, hồ được nạo vét, súc xả để ứng phó với mùa khô.
Cách hồ Kênh Lấp 10 km, dự án hồ Lạc Địa (P𒐪hú Lễ, Ba Tri) rộng 57 ha, sâu 4 m, sức chứa 1,3 triệu m3, là hồ trữ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Tây cũng vừa được phê duyệt. Hồ sẽ thi công năm 2021 và hoàn thành sau 5 năm, kinh phí hơn 352 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư. Dự án rộng 121 ha, gồm 3 hạng mục khu dân cư tập trung gắn với làng nghề truyền thống, khu di tích lịch sử văn hóa và hồ trữ nước ngọt.
Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó chủ tịch UBND Bến Tre cho biết, khi hoàn thành, hồ sẽ cung cấp đủ nước trong 5 tháng mùa khô cho 59.500 hộ dân trong huyện Ba Tri; hỗ trợ nước uống cho 150.000 gia súc, 340 cơ sở kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, 255 phòng trạm xá, trường học. "Tỉnh sẽ tiếp tục đề xuất xây thêm một số hồ trữ khác tại ba huyện ven biển", ông L💝ập thông tin.
Cách đó hơn 50 km, tại Tiền Giang, kênh Nguyễn Tấn Thành, dài 19 km, rộng 65 m, một đầu giáp với sông Tiền (Châu Thành), đầu còn lại giáp kênh Nguyễn Văn Tiếp (Tân Phước) cũng được địa phương đề xuấꦉt đóng đập hai đầu để làm hồ trữ nước cho mùa khô. Hồi tháng 2, tỉnh Tiền Giang đã chủ động đắp đập tạm kênh này bằng dầm thép, kinh phí 11 tỷ đồng để trữ nước ngọt cho sinh hoạt lẫn sản xuất. Sau bốn tháng, đập tạm đã được tháo dỡ.
Ông Nguyễn Thiện Pháp, Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, dự án hồ trữ nước kênh Nguyễn Tấn Thành sẽ hoàn thành trong hai n🌃ăm, tổng kinh phí 400 tỷ đồng, cung cấp cho hơn 800.000 dân mùa khô hạn.
Ngoài ra, mới đây, Tiền Giang cũng đã phê duyệt xây dựng 8 cống ngăn mặn, 6 giếng khoan tại cù lao Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy,꧒ để bảo vệ cây sầu riêng, tổng kinh phí hơn 280 tỷ đồng. Những dự án này sẽ triển khai vào năm sau. Các giếng khoan chỉ được hoạt động vào mùa hạn mặn, phải có ý kiến của UBND tỉnh. Đến mùa mưa, các giếng được đóng để bảo vệ nước ngầm.
Cù lao Ngũ Hiệp là nơi trồng sầu riêng lớn nhất của Tiền Giang, với 1.500 ha trên tổng diện tích 14.000 ha toàn tỉnh. Mùa khô vừa qua, do nơi đây giáp với sông Hàm Luông nên bị nước mặn xâm nhập sớm nhất. Người ♏dân dù tốn chi phí nước tưới có hộ lến đến hàng trăm triệu đồng, tuy nhiên, hơn 400 ha sầu riêng chết hoàn toàn, 140 ha thiệt hại 30-70%, nhiều nhà vườn phải đốn bỏ.
Mùa hạn mặn trong 6 tháng đầu năm đã làm 80.000 hộ dân thiếu nước, thiệt hại 43.000 ha lúa. Trong đó, tại Cà Mau, hơn 20.000 🃏ha lúa bị thiệt🌌 hại, 18 cống ngăn mặn vùng ngọt hóa bị rò rỉ do sụt lún, 1.000 điểm đường giao thông bị sạt lở.
Tại cuộc họp với 13 tỉnh miền Tây về các giải pháp ứng ph🐠ó ꦜhạn mặn mặn hôm 23/9, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cho biết, do địa phương không nhận được nước của sông Mekong, nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh từ xưa đến nay dựa vào nước mưa và nước ngầm. Sau nhiều năm khai thác, lượng nước ngầm bị ảnh hưởng, gây sụt lún. Nếu ngưng khai thác nước ngầm, trong khi lượng mưa ngày càng ít, hạn mặn sẽ càng khốc liệt.
Trước việc khó khăn về nguồn nước, tỉnh đã được Trung ương 𓆉đồng ý cho đào hồ chứa nước ngọt ဣven rừng U Minh. Hồ rộng khoảng 100 ha, kinh phí khoảng 10 triệu USD, từ nguồn vốn vay ngân hàng thế giới. Dự kiến khi dự án hoàn thành, tỉnh chủ động được hơn 5 triệu m3 nước, đủ cho 250.000 hộ dân sử dụng trong mùa khô. Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện các thủ tục.
Về đề xuất làm các ao, hồ, kênh trữ nước ngọt ven biển của các tỉnh, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, có một số vấn đề cần cân nhắc. Đầu tiên, cần rạch ròi giữa nguồn nước cho sinh hoạt và cho sản xuất. Công trình trữ nước cho sản 🍃xuất khó đáp ứng tiêu chuẩn cho sinh ൲hoạt vì có thể bị ô nhiễm. Nước trữ trong ao, hồ là nước tĩnh nên hàm lượng oxy thấp và ít có khả năng tự làm sạch. Do đó, nếu nước trữ cho sinh hoạt thì phải đảm bảo cắt mọi nguồn ô nhiễm.
Thứ hai, 🌳cần cân nhắc giữa việc làm nhiều công trình nhỏ phân tán và một công trình lớn tập trung. Các công trình lớn tập trung có thể tiện lợi cho việc quản lý, xử lý nước nhưng khoảng cách đến nhiều người dùng phân tán có thể xa, tốn kém, làm tăng giá thành của nước.
Ngoài ra, các dự án cần đặc biꦛệt tính toán đến lượng thất thoát nước. Lượng bốc hơi mặt thoáng vào mùa nắng nóng ít nhất là 5-6 mm mỗi 🅷ngày, tức 150-180 mm mỗi tháng và trong 6 tháng mùa khô đã mất gần một m3. Với lượng thất thoát lớn, đòi hỏi ao, hồ, kênh phải chứa được nhiều nước để bù bốc hơi, thấm. Nhưng khi đào sâu thì lại phải khảo sát bên dưới có tầng sinh phèn hay không.
Theo thạc sĩ Thiện, do đặc điểm đất ven biển có hàm lượng cát nhiều dễ thấm, khi làm ao hඣồ sâu thì có thể bị mặn thấm ngược vào trong. Do đó, các công trình cần phải tính đ🐎ến gia cố lòng kênh, mái kênh để chống thấm và chống mặn, phèn xâm nhập. Các hồ có thể phủ bề mặt bằng thực vật để giúp xử lý nước và giảm bốc hơi, hoặc xem xét lắp đặt hệ thống điện mặt trời nổi vừa tạo thu nhập vừa giảm bốc hơi nước.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, trong các tháng cuối năm, vùng hạ lưu Mekong có mưa, tuy nhiên🐠 tổng lượng mưa trên toàn lưu vực con sông này vẫn thiếu hụt nhiều so với nhiều năm. Đỉnh lũ năm nay sẽ ở mức thấp, dưới báo động 1🃏, xuất hiện muộn vào giữa tháng 10 và sau đó sẽ giảm nhanh.
Lũ năm nay dự kiến chỉ đạt khoảng 55% trung bình nhiều năm, thấp hơn cùng kỳ năm 2019, có thể sẽ làღ thấp nhất trong 10 năm vừa qua. Do lũ thấp, nên xâm nhập mặn ở cửa sông Nam Bộ sẽ đế🐽n sớm hơn, gay gắt hơn trung bình nhiều năm.
Hoàng Nam