Luật sư Khanh, hiện làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress bꦏài phân tích về thái độ của dân Mỹ sau khi Donald Trump cảnh báo "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên.
Bài phát biểu của Trump trước Liên Hiệp Quốc khiến các nước khác hoảng sợ, khiến Đông Á nghĩ về một cuộc chiến, khiến các phụ tá của ông vò đầu bứt tóc, còn người dân Mỹ thì cười ♉cợt dửng dưng.
Trump phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Video:🦩 Reuter🎃s.
Lần đầu tiên Triều Tiên thử hạt nhân, người ༒Hàn Quốc cũng chẳng mấy hoảng sợ. Họ đã quen nghĩ rằng nếu Triều Tiên có hành động gây hấn nào đấy thì chắc là họ lại muốn cái gì đó, như là viện trợ lương thực chẳng hạn.
Kể ra thì cũng đúng, Triều Tiên đánh giá cao tổng thống Clinton, khi còn tại nhiệm ông Clinton đã tham gia chính sách Ánh Dương cဣủa Hàn Quốc, khiến Triều T🅺iên nhận được khá nhiều thứ.
Cái sự lãnh cảm này phần lớn là do Triều Tiên gây ra, khi họ ngày càng nhiều vũ khí và ít thức ăn. Khi họ càng thử hạt nhân thì thế giới càng lên án, càn🌜g cấm vận, đại khái cái vòng luẩn quẩn nó vẫn thế. Cho nên những lời đe dọa của ông Trump có thể khiến cả thế giới lo lắng chứ người Mỹ và cả người Triều Tiê♎n thì vẫn tỉnh bơ như không.
(Xem thêm: )
Về phía người Mỹ, mấy hôm nay trên mạng chỉ toàn là hình ảnh John Kelly, chánh văn phòng Nhà Trắng, ôm mặt ở Liên Hiệp Quốc. A⛎i cũng cười cợt John Kelly: cái cảm giác ôm đầu chán nản thất vọng là thứ mà rất nhiều người Mỹ phải trải nghiệm bấy lâu, bây giờ ông Kelly, người phụ tá gần gũi nhất của Trump vào lúc này, cũng phải trải nghiệm ngay trước mặt bàn dân thiên hạ.
Những người quan tâm tới chính trị ở Mỹ nói rằng, khả năng 🌠Triều Tiên tấn công trước là bằng không. Quân Mỹ đóng ngay cạnh sườn Triều Tiên, nếu họ muốn thì chỉ vài quả bom nguyên tử là Triều Tiên sẽ hoàn toàn xoá sổ. Đối với Triều Tiên, chiến tranh là tận số, cho dù họ có phá nát Seoul hay bắn được một quả tên lửa hướng về nước Mỹ thì chẳng ích gì khi mà Triều Tiên hoàn toàn tan nát.
Tất nhiên, Mỹ không dại gì mà tấn♏ công trước bằng hạt nhân: đã t🔯ừ năm 1945, đâu có ai dùng bom nguyên tử đâu. Hơn nữa đánh nhau thì ai cũng phải thiệt, Mỹ đâu có việc gì phải động binh trừ khi thật cần thiết.
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
Sau cùng, đối với thế cục ở Đông Á, Mỹ thật ra là làm cái nghề... b𒈔ảo kê cho Hàn Quốc và Nhật. Mỹ đâu có muốn phải ra mặt đánh đấm trừ khi có người thực sự phá phách chỗ làm ăn của hai nước Nhật, Hàn.
Hàn Quốc và Nhật Bản thì rất sợ chiến tranh. Trên cái bàn cờ bán đảo Triều Tiên còn có Trung Quốc nữa. Trung Quốc lại 🙈càng không thích chiến tranh. Một q♒uả bom nguyên tử nổ ra thì Trung Quốc sẽ phải hít bụi nguyên tử, đừng nói tới chuyện người tị nạn tràn qua, Triều Tiên sẽ bị Mỹ và Hàn Quốc chiếm mất (hay Trung Quốc phải vác mặt ra chiếm, thứ mà Trung Quốc sẽ không làm).
Cho nên Trung Quốc mới là nước lâm ﷽vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Kêu gọi Triều Tiên dừng thử tên lửa th🐭ì không hiệu quả, lớn tiếng hăm dọa thì càng không, ai lại hăm dọa đồng minh, mà ai cũng biết là hăm thì chỉ như đổ dầu vào lửa.
(Xem thêm: Biểu tình chống Donald Trum🍌p: Nỗi sợ hãi được chứng thực)
Cho nên năm nước có liên quan trực tiếp và p🅰hải lãnh hậu quả của một cuộc🙈 chiến hạt nhân là Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc và Mỹ, đều chẳng có lý do gì để muốn một cuộc chiến xảy ra.
Hai nhân vật chính là Trump và Kim Jong Un thì khác, cả hai đều ít kinh nghiệm chính trường và tính khí thì như "em bé đàn ông" (child man), cái biệt danh mꩲà một số người đặt cho Trump. Cả hai đều chỉ biết có một bài đe dọa người khác khi họ bị cản♕ trở.
Vì vậy nên đại sứ của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc mới nói rằng Tổng thống Mỹ không muốn chiến tranh. T♐rump đã phát ốm với c⛎ông việc tổng thống chỉ sau 8 tháng làm việc, ngày nay lại quẳng thêm một cuộc chiến lên bàn làm việc thì chắc ông sẽ rụng hết mớ tóc màu cam. Kết quả là người Mỹ chỉ lo chế ảnh cười cợt John Kelly, chứ chẳng ai thực sự lo lắng về một cuộc chiến tranh cả.
>> Xem thêm: Trump hay thẩm phán li𝕴ên bang sẽ thắng vụ cấm nhập cảnh?