Trước yêu cầu tái cấu trúc hệ thống và bài toán lợi nhuận tại các nhà băng ngày một sụt giảm, đồng lương và thu nhập của không ít nhân viên ngân hàng cũng bị cắt xén theo. Anh Nguyễn Khánh, nhân viên lâu năm tại một ngân hàng cổ phần cho hay: "Năm nay mọi khoản thưởng của tôi đều bị cắt. Thậm chí khoản thưởng 6 tháng đầu năm đã được ban lãnh đạo hứa hẹn rồi cũng bị nuốt lời. Ngân hàng thì🐓 nói đang khó khăn nên chưa chi trả được. Nói vậy thì chúng tôi cũng 🅰đành chịu".
Do đó, anh Khánh và không ít đồng nghiệp đã tìm cách kiếm thêm nhân lúc thị trường đi xuống, công việc không nhiều như trước. Anh Khánh lên Móng Cái buôn các mặt hàng của Trung Quốc như đồ gia dụng, công nghệ... đem về 🎃Hà Nội và đổ buôn cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Anh Khánh bán chủ yếu qua mạng. Ban ngày thì giao dịch với khách online, chiều tối hết giờ làm thì offline, giao hàng cho khách và nhận tiền. Anh cho biết mỗi tháng cũng kiếm thêm được vài triệu, bù cho khoản lương thưởng hàng quý bị cắt.
Phần lớn ngân hàng đã cắt giảm khoản thưởng quý của nhân viên do lợi nhuận sụt giảm. Ảnh: Hoàng Hà. |
Tân - nam nhân viên tín dụng🐟 24 tuổi tại ngân hàng cổ phần được xếp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở nhóm một - cũng cho biết, anh và các đồng nghiệp cảm nhận được rõ sự khó khăn kể từ tháng 11 năm ngoái. "Trước đó, khách hàng tìm đến ngân hàng chúng tôi ngùn ngụt. Nay thì một số nhân viên tín dụng hay phải quan hệ với khách hàng trở nên rảnh rỗi. Ít việc, các khoản thưởng 3, 6 tháng đều không còn nên lương giờ chỉ đủ ăn sáng", nhân viên này nói.
Vì vậy, công việc "tay trái" của Tân hiện nay - nhưng cũng đem về cho anh kha khá - là chụp ảnh cưới, sự kiện hiếu hỉ. "Sếp quản lý trực tiếp của tôi thương anh em, cũng biết dạo này nhân viên lương thấp, nên thi thoảng vẫn ✃tạo điều kiện cho tôi bay nhảy, đi theo các đôi chụp ảnh cưới kiếm thêm", Tân - ông chủ một studio ảnh cưới tại Hà Nội tâm sự.
Với các giao dịch viên, do khối lượng công việc nhìn chung không giảm nhiều nên việc "ăn bớt" 𒆙thời gian để đi buôn hay chạy ra ngoài kiếm thêm là điều không thể. Tuy nhiên, với các nhân viên nữ, không ít người tham gia bán mỹ phẩm để tăng thu nhập.
Nhiều nhân viên ngân hàng bán thêm mỹ phẩm để tăng thu nhập. Ảnh: Chụp từ màn hình một trang rao vặt. |
Trên các diễn đàn, gần đây xuất hiện những tin rao vặt với nội dung chỉ tuyển nhân viên ngân hàng để bán mỹ phẩm. Theo lý giải của những người đăng tin rao vặt này, đây là đ✃ối tượng được tiếp xúc với nhiều người có nhu cầu trang điểm.
Chủ một tin rao vặt tên Oanh trên các diễn đàn giải th⛦ích: "Rất nhiều nữ nhân viên ngân hàng đang làm việc này - đặc biệt là các giao dịch viên. Theo tôi được biết, đa phần nhân viên ngân hàng phải trang điểm khi đi làm nên chỉ cần ở mỗi phòng giao dịch, chi nhánh, tôi tuyển một vài người là khả năng bán hiệu quả sẽ rất cao. Hiện khá nhiều người đang cộng tác với tôi".
Trưởng phòng khối quản lý doanh nghiệp lớn tại hộ🧔i sở một ngân hàng thừa nhận nhân viên một số khối hiện nay rất khó kiêm tìm khách nên việc thu nhập của họ giảm là đương nhiên.
Vị này cho biết, trước đây, m🗹ột vài nhân viên còn kiếm thêm được nhờ làm môi giới mua nhà, bất động sản cho khách thông qua việc ngân hàng phát mại tài sản. "Giờ công việc đó cũng khó n🌞hằn nên đa phần anh em phải xoay xở nhiều cách. Cấp dưới của tôi có người ban ngày mặc vest quan hệ khách hàng nhưng tối về hai vợ chồng cùng làm chủ một shop hoa lụa nghệ thuật trên web. Thậm chí có bạn làm chuyên viên phòng công nghệ thông tin của ngân hàng, ngoài giờ vẫn lụi cụi chui gầm bàn sửa máy tính, máy in để lấy 50.000 - 100.000 đồng", vị trưởng phòng này ngao ngán kể.
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng nhân viên ngân hàng vẫn "sướng" hơn nhiều ngành kh🎃ác. Tại một hội thảo về nhân sự ngành tài chính - ngân hàng gần đây, Giám đốc một ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam thẳng thắn cho rằng, các tổ chức tài chính đã bỏ ra mức lương cao hơn các ngành khác để tuyển dụng nhân sự. Do đó, việc lương, thu nhập hiện nay của họ giảm🤡 trong bối cảnh này cũng là bình thường.
Trâm Anh