Một tường bao bằng bê tông trước đây có tác dụng ngăn nước lũ đã bị sập, gây ra♈ trận "đại hồng thủy" quét qua khu ổ chuột Ambedkar Nagar của Yadav ở Malad, vùng ngoại ô phía bắc trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ.
"Chúng tôi🦂 tỉnh giấc vì nghe tiếng mọi người la hét kêu cứu", Yadav, 26 tuổi, kể vào đêm mưa lũ anh không thể quên hồi tháng 7/2019. "Nước dâng lút đầu và tôi đã chứng kiến nhiều người bị dòng nước lũ cuốn đi".
Lâu nay, bức tường bao đã bảo vệ Yadav và những người hàng xóm khỏi những cơn bão ngày càng nghiêm 🐻trọng vào thời kỳ gió mùa. Ngôi nhà anh ở trước đây chưa bao giờ bị hư hại, nhưng khi bức tường 💎"thất thủ", Yadav đã phải dựng lại nhà 4 lần trong vòng 3 năm qua.
Mỗi năm ܫở Ấn Độ có hàng nghìn người chết vì lũ lụt và lở đất trong thời kỳ gió mùa, kéo dài trên cả nước từ tháng 6 đến tháng 9.
Gió mùa là một 🍸hiện tượng thời tiết tự nhiên do không khí ấm và ẩm di chuyển qua Ấn Độ Dương về phía Nam Á khi chuyển mùa. Nhưng cuộc khủng hoảng khí hậu đã khiến hiện tượng này trở nên cực đoan và khó lường hơn. Những dân nghèo ở Ấn Độ, như Yadav, là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
"Điều trớ trêu là người nghèo trên thಞế giớ🐬i mới thực sự là nạn nhân của biến đổi khí hậu", nhà hoạt động bảo vệ môi trường Ấn Độ Sunita Narain, tổng giám đốc Trung tâm Khoa học và Môi trường, cho biết.
Hàng trăm lãnh đạo thế giới đang tụ họp tại Glasgow, Scotland, dự hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) nhằm tìm cách giảm lượng khí thải carbon cũng như kìm hãm đà tăng nhiệt độ ﷺtoàn cầu.
Tuy nhiên, với hàng triệu người dân Ấn Độ, những cam k💯ết trên giấy không thể cứu ngôi nhà của họ. Cuộc khủng hoảng khí hậu đã ở ngay trước cửa nhà họ.
Mumbai, thành phố đông dân nhất Ấn Độ, tự hào có những tòa nhà chọc trời hào nhoáng và vô số khách sạn sang trọng. Nhưng đây cũng là thành phố của nghèo đói và bất bình🐟 đẳng sâu sắc, nơi khoảng 65% trong 12 triệu cư dân sống dưới những căn lều tạm bằng bạt giữa những khu ổ chuột đông đúc.
Yadav và mẹ anh đã được sơ tán đến một trường học sau khi nhà họ bị cuốn trôi lần đầu tiên vào năm 2019. Trận lũ cướp đi sinh mạng 32 người và giới chức đánh giá rằng khu ổ chuột đã trở nên quá nguy🃏 hiểm. Nhưng khi chính quyền kﷺhông thực hiện cam kết giúp dân xây lại nhà mới, Yadav và mẹ buộc phải quay về chốn cũ để dựng lại túp lều.
"Túp lều của tôi rộng khoảng 13 mét vuông, sàn nhà chính là nền đất", Yadav mô tả. "Trên nền đất đó, chúng tôi đóng cây gỗ, buộc chúng với nhau rồi dùng tấm🎃 bạt phủ lên. Nếu có lốc hoặc gió lớn, túp lều sẽ bị cuốn phăng♍".
Các thành viên gia đình Yadav cho tài sản đư🐟ợc coi là quý giá vào trong túi nhựa để có thể sơ tán nhanh chóng khi lũ ập tới.
Nhưng trong đợt gió mùa năm 2020, Yadav và mẹ một lần nữa bị mất nhà, quần áo và🐼 thực phẩm do mưa lớn và lũ lụt. Họ tiếp tục dựng lên một túp lều mới, để rồi bị cuốn phăng khi cơn bão lớn đổ bộ vào bờ biển phía tây Ấn Độ hồi tháng 5 năm nay. Cơn bão gây bất ngờ cho hàng triệu người Ấn Độ, bởi chúng thường chỉ tấn công bờ biển phía đông đất nước.
Yadav cho biết giờ đây, người dân ở khu ổ chuột đã chá𝓡n ngấy những lời hứa hẹn của chính quyền cũng như quá mệt mỏi vì vòng luẩn quẩn nhà sập, sơ tán rồi dựng lại và tiếp tục bị mưa bão phá hủy. "Làm sao chúng tôi có thể sống theo cách này", anh nói.
Thảm họa gần đây nhất xảy ra hồi tháng 9, vào cuối mùa gió mùa năm nay, khi dòng nước lớn mang theo rác rưởi, mảnh vỡ từ trận lũ trước đây tràn về khu ổ chuột. "Lúc đó là khoảng 1h30 sáng và những đống đổ nát, mảnh vỡ bắt đầu đổ xuống", Yadav kể. "Trời đang mưa rấ🐎t to và chúng tôi nghe thấy tiếng động".
Người dân một lần nữa được sơ tán đến trường học, nơi họ ൲vẫn còn ở lại cho đến nay với rất ℱít nước sạch, điện và không có nhà vệ sinh.
"Không biết khi nào chúng tôi sẽ quay trở lại hay có một ngôi n𓆏hà khác", Yadav nói." Nhà chức trách chỉ bảo rằng chúng tôi sẽ🤡 được vào nhà mới trong vòng ba đến 4 ngày, nhưng họ chưa triển khai bất kỳ thứ gì. Mọi người đã mất việc làm và không còn tiền mua thực phẩm".
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), khi cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trở nên trꦗầm trọng hơn, lũ lụt đã gây ra mối nguy hiểm đặc biệt cho 35% dân số Ấn Độ, tương đương khoảng 47💖2 triệu người, sống trong các khu ổ chuột ở đô thị.
Muralee Thummarukudy, quyền giám đốc Chi nhánh Hỗ trợ Toàn cầu về Khả năng Chống chọi với🎐 Thảm họa và Xung đột của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, cho biết những người dân khu ổ chuột thường sống trong những ngôi nhà tạm bợ ở ngoại ô các thành phố, nơi nền đất kém ổn định và chịu 🦄nhiều thiên tai hơn. Họ cũng không có bất kỳ loại bảo hiểm nào để xây lại nhà hoặc chuyển chỗ ở.
Những cư dân này cũng dễ bị tổn thương hơn trước các tác động thứ cấp của lũ lụt, như bệnh tật l🌟ây lan vì nước bẩn, ô nhiễm nước ngầm hay mất nguồn ꦆcung cấp thực phẩm.
Theo Rajan Samuel, giám đốc điều hành tổ chức Môi trường sống cho Nhân loại tại Ấn Độ, thiên tai đã quét sạch sinh kế c🦄ũng như nhà cửa của hàng triệ💦u người.
"Xu hướng mà tôi đang nhìn thấy là sinh kế bị gián đoạn sau mỗi thảm họa và sau đó là nơi trú ẩn của họ", ông n𓄧ói. "Chúng ta cần giảm thiểu tác động tới cả hai".
Một s♊ố bang của Ấn Độ đã có hành động, như bang Odisha xây dựng hệ thống thoát nước mưa ở các khu ổ chuột hay Kerala cung cấp các ưu đãi tài chính cho người dân ở những nơi dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, giúp họ di dời.
Tuy nhiên, ở cấp độ quốc gia, tốc độ hành động vẫn còn rất chậm chạp. Theo một số tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu và truyền thông địa phương, nhiều sáng kiến đầy tham vọng nhằm chỉnh trang các khu ổ chuột và tăng khả năng chối chọi thiên tai cho các thành🦂 phố đã thất bại trong hai thập kỷ qua. Chúng chủ yếu bị cản trở bởi tình trạng thiếu kinh phí, quy hoạch kém hay nạn quan liêu trong bộ máy hành chính Ấn Độ.
Dù chính phủ đang hỗ trợ các thành phố trên khắp Ấn Độ trở nên "thông minh hơn trước khí hậu", giới chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều biện pháp khác cần được thực hiện, như nâng cấp quy trình sơ tán, thiế💫t kế lại hệ thống nước và những cơ sở hạ tầng đô th🧸ị khác.
Narain, từ Trung tâm Khoa học và Môi trường, cho hay nhữ🐬ng hệ thống hiện có được xây dựng "vào thời 🔥điểm mà các thảm họa chỉ xảy ra 10 năm một lần một lần hay 5 năm một lần. Bây giờ, thảm họa xảy ra một năm 10 lần".
N🦋hững trận lũ lụt, hạn hán gần đây và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác, "tất cả đều cho chúng ta thấy♌ rất rõ ràng tương lai sẽ như thế nào", bà nói thêm.
Suốt nhiều năm, các chuyên gia về môi trường cũng như giới khoa học đã cảnh báo cuộc khủng hoảng khí hậu có thể khiến hơn một tỷ người phải rời bꦆỏ nơi cư trú trong những thập kỷ tới, tiềm ẩn khả năng hình thành một lớp "người di cư vì khí hậu" và người tị nạn. Lũ lụt là một trong những mối nguy lớn hơn cả, với lượng mưa kỷ lục đã tàn phá nặng nề ở nhiều nơi, như tại Đức và Trung Quốc mùa hè vừa qua.
Ở Ấn Độ, nhiều người đã rục rịch di cư. Theo một ngh🐲iên cứu từ Viện Kinh tế và Hòa bình, trụ sở tại Sydney, Australia, thiên tai đã buộc hơn 5 triệu người Ấn Độ rời bỏ nhà cửa vào năm 2019. Con số này dự kiến còn tăng lên khi cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng hơn.
Đa phần những ng🐼ười bị mất nhà cửa, như Yadav, không có phương tiện hay nguồn lực kinh tế để t𝓰ái định cư ở nơi ổn định hơn và cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải liên tục dựng lại nhà ở những địa điểm dễ xảy ra thảm họa.
Yadav và gia đì🍌nh không 🥂muốn rời khỏi mảnh đất của họ trong khu ổ chuột, trừ khi chính phủ đưa ra giải pháp thay thế. Anh và mẹ hiện sống nhờ khoản tiết kiệm ít ỏi, tiền vay mượn từ người thân và tiền kiếm được từ việc cầm đồ trang sức.
Anh đã mất hết hy vọng và rất sợ hãi khi nghĩ đến việc phải dựng lại nhà một lần nữa. "Vòng luẩn quẩn này diễn ra quá lâu rồi", Yadav nói. "Bạn không bao giờ biết khi nào nước lũ sẽ tràn đến và phá hủy nhà củ🅷a mình".
Vũ Hoàng (Theo CNN)