Ở Anh, nơi 1/4 dân số đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, các lựa chọ💜n hiện nay là vaccine "cây nhà lá vườn" Oxford-AstraZeneca hoặc Pfizer-BioNTech - "hàng sang ngoại nhập". Nhiều người gọi điện cho bác sĩ hỏi loại nào tốt nhất cho họ.
Nhưng thực tế, người dân Anh vốn không được lựa chọn. Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) mua, phân phối🌌 và triển khai vaccine miễn phí tại các điểm tiêm, không ai được phép "chen hàng" hoặc "kén cá chọn canh".
"Một điểm tiêm chủng sẽ tiêm🅷 vaccine Pfizer hoặc Oxford tùy vào lô hàng. Mọi người có thể chọn địa điểm họ muốn đến tiêm nhưng không được chọn vaccine", phát ngôn viên của NHS nói.
Tuy nhiên, một số người có cách lách luật. Nhân viên tại các phòng khám có thể tuồ𒈔n thông tin nội bộ cho bạn bè và người thân biết địa điểm nào đang tiêm vaccine gì. Một số người đã "nhảy viện" - đăng ký hoặc hủy hẹn tiêm chủng dựa trên những tin đồn loại vaccine nào đang được tiêm ở đâu.
Các cơ quan quản lý Anh cho biết cả hai vaccine đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa ca C𒁃ovid-19 diễn tiến nặng và đều an toàn. Anh đã đặt hàng tổn💧g cộng 140 triệu liều hai loại, đủ để tiêm cho toàn bộ dân số trưởng thành 54 triệu người vào mùa thu. Anh cũng đã phê duyệt vaccine Moderna nhưng họ chưa được bàn giao 17 triệu liều cho đến mùa xuân.
Điều cơ quan quản lý quan tâm khi chọn vaccine là hiệu quả, c𒊎hi phí, nguồn cung, hậu cần. Nhưng người tiêu dùng còn chú ý đến chủ nghĩa dân tộc, thương hiệu và những gì họ nghe từ bạn bè hoặc đọc trên Internet.
Đây không phảꦆi là vấn đề ở Mỹ vì hai loại vaccine đang được sử dụng ở nước này, Pfizer và Moderna, về cơ bản tương đương nhau. Cả hai đều là hàng Mỹ, dựa trên cùng một công nghệ và cho kết quả khá giống nhau trong thử nghiệm lâm sàng. Mỹ dự kiến ra quyết định có phê duyệt vaccine Oxford-AstraZeneca hay không vào tháng 4.
Nhưng vì Anh và EU đã phê duyệt cả ba🃏 loại và có sự khác biệt lớn hơn giữa Oxford và những loại còn lại, một số người Anh đã có lựa chọn rõ ràng.
Vaccine Oxford được điều chế bằng công nghệ vector truyền thống. Trong khi đó, Pfizer đắt hơn, được phát triển dựa trên công nghệ mới mRNA và có vẻ có hiệu quả ngăn ngừa ca Covid-19 nhẹ đến trung bình cao hơn. Trong các thử nghiệm lâm sàng, hai liều Pfizer và Moderna có hiệu quả ngăn ngừa ca nhiễm có triệu chứng khoảng 95%. Trong khi đó, dữ liệu của Oxford k𓃲hông đồng bộ. Các thử nghiệm ở Anh cho thấy nó hiệu quả 62%.ꦯ Sau khi tổng hợp thêm dữ liệu, cơ quan quản lý Anh tính toán rằng hai mũi tiên giúp giảm 70% ca nhiễm có triệu chứng. Trong khi đó, Cơ quan Dược phẩm châu Âu đưa ra con số là 60%.
Trên truyền hình, người dẫജn chương trình BBC Andrew Marr đặt câu hỏi nhiều người đã nghĩ tới: "Nếu bác sĩ gọi điện cho tôi và nói: 'Tin tốt đây Andrew, chúng tôi có thể tiêm vaccine⛄ cho ông!", thì khi nhìn vào kết quả, tôi có thể đáp 'tuyệt vời, tôi có thể tiêm Pfizer hoặc Moderna thay vì AstraZeneca không?' vì tỷ lệ hiệu quả của chúng cao hơn".
Đó là vấn đề đang nổi lên ở khắp châuܫ Âu, nơi các nhân viên y tế Pháp và giáo viên Italy đang yêu cầu được tiêm Pfizer hoặc Moderna, còn Đức ghi nhận nhiều trường hợp không đến các cuộc hẹn tiêm vaccine Oxford.
Sự lưỡng lự càng gia tăng sau khi các nhà nghiên cứu Nam Phi nói rằng bi👍ến chủng nCoV xuất hiện ở nước này có thể "né" vaccine Oxford-AstraZeneca. Nam Phi đã dừng triển khai loại này. Khoảng một chục quốc gia ở châu Âu cũng tránh tiêm vaccine Oxford cho người trên 65 tuổi, nói rằng các thử nghiệm ban đầu không có đủ tình nguyện viên trong độ tuổi đó để chứng minh hiệu quả.
Nhưng nhiều người ở Anh thích thương hiệu Oxford, một trong những trường đại học hàng đầu trên thế giới. Họ đã thấy các nhà khoa học phát triển vaccine, Sarah Gilber𒊎t tự tin và Andrew Pollard điềm tĩnh, trên truyền hình. Đối với họ, Oxford là lựa chọn phù hợp.
Bác sĩ Paul Williams, cựu nghị sĩ Công đảng, nói rằng một số bệnh nhân đã từ chối các cuộc hẹn tiêm Pfizer, nói rằng: "Không�🎶�, cảm ơn, tôi sẽ đợi vaccine Anh".
Williams nhận định một phần nguyên nhân là Thủ tướng Boris Johnson đã tích cực quảng bá sản phẩm "từ các nhà khoa học Anh xuất sắc". Một s𝄹ố người còn đề xuất dán quốc kỳ Anh lên lọ vaccine, mặc dù AstraZeneca là công ty dược phẩm Anh - Thụy Điển.
Pfizer là hãng dược có trụ sở tại Mỹ, nhưng vaccine được phát triển bởi một cặp vợ chồng người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ điều hành công ty công nghệ sinh h🀅ọc nhỏ BioNTech. Vì vậy, đối với một số người ở châu Âu, Pfizer là vaccine Đức.
Cả hai loại đều có tác dụng phụ hạn chế, thường gặp ở vaccine, như đau nhức tại chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, cảm thấy không khỏe, ớn lạ🌠nh, sốt, đau khớp và buồn nôn.
Vào giai đoạn đầu triển khai, một số người rất dễ bị tổn thương đã gặp dị ứng nghiêm trọng khi ౠtiêm vaccine Pfizer, khiến một số người không muốn tiêm loại này.
Andrew Pollard, trưởng nhóm phát triển vaccine Oxford, cho rằng không nên chỉ chăm chăm nhìn vào những con số trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu. "Trừ khi thực hiện các thử nghiệm so sánh trực tiếp, bạn không thực sự biết liệu con số 95% trong thử nghiệm này và 62% trong thử nghiệm khác có giá trị so sánh vไới nhau hay không", ông nói.
Gilbert, nhà đồng phát triển vaccine Oxford, cho biết kết quả so sánh thực tế triển khai vaccine 🐠Pfizer và Oxford sắp ꦰđược công bố ở Anh. "Chúng ta hãy chờ xem kết quả thế nào", ông nói.
Bác sĩ gây mê Gareth Greenslade đã tiêm Pfizer tại bệnh viện ông làm việc. Vợ ông, làm y tá, đã tiêm vaccine AstraZeneca tại một trung tâm tiêm chủng ở Bristol. Greenslade chỉ ra rằng Pfizer đòi hỏi tủ đông chuyên dụng để𝓡 vận chuyển và bảo quản, thường chỉ có ở bệnh viện lớn. Trong khi đó, AstraZeneca có thể được triển khai ở các trạm tiêm nhỏ hơn, nơi vaccine được bảo quản trong tủ lạnh bình thường.
Đối với nhiều người, tiêm vaccine nào không quan trọng, họ chỉ muốn chương trình tiêm chủng được triển khai thật nhanh. "Đối với cá nhân tôi, tôi sẽ tiêm bất kỳ loại vaccine nào được cung cấp, bởi vì điều quan trọng nhất là đượ🌞c tiêm chủng"💛, Pollard nói.
Phương Vũ (Theo Washington Post)