Triều Tiên ngày 10/10 tổ chức lễ duyệt binh trên quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập đảng Lao động. Lễ duyệt binh là dịp Triều Tiên trình làng nhiều vũ khí mới, trong đó có hai tên lửa chiến lược thuộc dòng Hwasong và Pukguksong cùng nhiều mẫu khác đã♊ được thử nghiệm hoặc biên chế trong quân độ⭕i Triều Tiên (KPA).
Ngoài các tổ hợp tên lửa, Triều Tiên còn ൲giới thiệu ba mẫu pháo phản lực siêu lớn mang định danh KN-25 sử dụng đạn 400-600 mm. Các tổ hợp pháo tự hành 152 mm, pháo phản lực 122 mm và 240 mm trong biên chế KPA cũng xuất hiện trong lễ duyệt binh.
Giới chức quân sự Hàn Quốc nhận định Triều Tiên có thể đã cải thiện hiệu suất của các tổ hợp pháo phản lực bằng cách tích hợp hệ thống dẫn đường vệ tinh, tương tự GPS. Ryu Seong-yeop, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quân sự Hàn Quố🐎c, nhận định chuyên gia Triều Tiên dường như "nỗ lực đảm bảo độ chính xác của các tổ hợp pháo phản lực trong tác chiến".
Tyler Rogoway, biên tập viên của Drive, cho rằng cá👍c tổ hợp pháo phản lực được Triều Tiên ra mắt trong lễ💞 duyệt binh thể hiện "bước phát triển đáng kinh ngạc" của nước này.
Rogoway cho biết trước đây các khu vực quanh♑ Khu phi quân sự (DMZ), bao gồm một phần thủ đô Seoul của Hàn Quốc, nằm trong tầm pháo kích của Triều Tiên. Tuy nh🅘iên, với các tổ hợp pháo mới, Triều Tiên giờ đây có thể đẩy tầm pháo kích xa hơn về phía nam và "trút mưa đạn xuống sâu bên dưới lãnh thổ Hàn Quốc trong giai đoạn đầu của xung đột vũ trang".
Một tổ hợp vũ khí "dẫn đường chiến thuật" với vẻ ngoài giống hệ thống ATACMS của Mỹ, được đặt định danh KN-24 và xếp vào diện tên lửa đạn đạo tầm ngắn, cũng xuất hiện trong lễ duyệt binh♏. Vũ khí này được thử nghiệm ba lần hồi tháng 8/2019 và tháng 3, đạt tầm bắn 230-410 km.
"Với ATACMS và pháo phản lực dẫn đường cỡ nòng 600 mm hoặc pháo tầm xa sử dụng cỡ đạn nhỏ h🐭ơn, Triều Tiên gửi thông điệp rất rõ ràng về thay đổi cuộc chơi với pháo binh", Rogoway viết.
Trong lễ duyệt binh, Triều Tiên cũng lần đầu giới thiệu mẫu thiết giáp với hai biến thể mang tên lửa chống tăng, tương tự 9M133🦹 Kornet của Nga, và pháo tự hành với thiết kế gần giống tổ hợp Hệ🐽 thống Pháo Di động M1128 của Mỹ. Giới chuyên gia nhận định mẫu thiết giáp mới của Triều Tiên sở hữu ngoại hình tương đồng dòng Stryker của Mỹ, song chưa rõ bên trong khí tài này là gì.
Một mẫu vũ khí khác lần đầu xuất hiện là thiết giáp 6x6 được trang bị 8 ống phóng tên lửa dẫn⛄ đường với kích thước lớn hơn nhiều mẫu tên lửa chống tăng khác. Khí tài này được cho là giống tên lửa Spike do Israel sản xuất, đang được quân đội Hàn Quốc sử dụng.
"Triều Tiên dường như đang dồn nguồn lực phát triển vũ khí thông thường", chuyên gia Ryu Seong-yeop nhận định về chính sách quốc phòng của Bình Nhưỡng được thể hiện trong lễ duyệt binh. "Hàn Quốc đề ra chiến lược đối phó vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, trong đó bao gồm chiến thuật áp đảo bằng vũ khí thông thường. Tuy nhiên khi Triều Tiên tìm cách bắt kịp về vũ khí thông thường, chưa rõ chiến lược trên của Hàn Quốc còn hiệuℱ quả không", Ryu Seong-yeop nói.
Yang Wook, giáo sư Trường Cao học Chiến lược Quốc phòng thuộc Đại học Hannam ở Hàn Quốc, cũng nhận định Triều Tiên "đã hướng tới đầu tư v🅰ào vũ khí thông thường" và "cần theo dõi xem họ dồn bao nhiêu nguồn lực vào các dự án này".
Nguyễn Tiến (Theo UPI, Drive, Popular Mechanic)