Tiến sĩ Michio Nakamura tại Đại học Tokyo và cộng sự làm việc trên dãy núi Mahale ở Tanzania chứng kiến đàn tinh tinh hoang dã hợp sức đuổi báo hoa mai để cướp mồi hồi tháng 11/2016. Nhóm nghiên cứu theo dõi đàn tinh tinh vài giờ trước khi trông thấy con báo hoa mai ngồi trên cành cây ở gần đó. Một con tinh tinh cái phát ra tiếng kêu báo hiệu và được đ🔯ồng loại hưởng ứng. Trong vòng một giờ, cả đàn tinh tinh dẫn đầu là con đực tên Primus kéo tới nơi báo hoa mai giết mồi.
Đàn tinh tinh kéo lê xác một con linh dương hoẵng lam với vết thương rỉ máu ở cổ họng do báo hoa ♐mai để lại. "Những con tinh tinh thường xuyên cất tiếng kêu có thể bởi chúng nhận ra sự hiện diện của con báo hoa mai. Chúng không tỏ vẻ sợ hãi hay hoảng loạn quá mức và chúng cũng không cố gắng chạy trốn", nhóm nghiên cứu chia sẻ trên tạp chí Human Evolution. "Nhiều con tinh tinh la hét ầm ĩ đồng thời đủ để xua đuổi báo hoa mai hoặc ít nhất là ngăn cản con báo tới gần".
Đàn tinh tinh chia nhau ăn xác linh dương trong gần 5 giờ. Báo hoa🐟 mai đôi lần quay trở lại nhưng đều bị tiếng kêu của tinh tinh cản bước. Phát hiện này có thể hé lộ cách thức tiến hóa của con người thuở sơ khai. Nhiều học giả cho rằng việc ăn thịt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của con người và người tiền sử có thể bắt đầu ăn thịt thông qua xác thú chết.
Tuy nhiên, các học giả vẫn tranh luận phương thức ăn xác thú chết mang tính bị động (người tiền sử chiếm xác thú sau khi động vật săn mồi hoàn thành bữa ăn và bỏ đi) hay chủ động đối đầu (người tiề𒉰n sử đuổi động vật săn mồi đi để cướp thức ăn của nó). Hành vi thứ hai giúp đảm bảo an toàn trong lúc ăn nhưng nguy hiểm hơn do phải đối đầu với động vật săn mồi.
Các nhà nghiên cứu từng quan sát tinh tinh ăn thịt thối, nhưng hành vi này rất hiếm gặp và luôn mang tính bị động. Nhóm nghiên cứu đã xem xét 49 trường hợp tinh tinh ăn xác động vật ở dãy núi Mahale từ năm 1980 đến 2017. Nếu tinh tinh chủ động đuổi báo hoa mai, có thể những người tiền sử cũng từng xua đuổi động vật să💯n mồi cách đây hàng trăm nghìn năm.
An Khang (Theo New Scientist)