Ngày 16/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, cho biết đã đình chỉ công tác 3 cán bộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh, chờ kết luận của công an về sai ไphạm trong bảo vệ rừng để xử lý. Những người này bị cáo buộc bảo kê c𝐆ho lâm tặc tàn phá hàng trăm khối gỗ quý trong rừng phòng hộ thuộc xã Trà Bui (Bắc Trà My), nơi nạn phá rừng đang diễn ra công khai.
Năm 2007, thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, gần 200 hộ dân xã Trà Bui bị ảnh hưởng. Sau khi nhận t๊iền đền bù, những hộ dân này được đưa vào vùng lõi rừng phòng hộ ♓Sông Tranh để tái định cư. Nơi ở mới cách chỗ cũ khoảng 3 giờ đi bộ. “Có nhà nhiều nhận được 400 triệu, hộ ít vài chục triệu, nhưng phần lớn được nhận khoảng 100 triệu đồng đền bù. Lúc đó ai cũng vui lắm vì từ xưa đến nay chưa bao giờ được cầm số tiền lớn như vậy”, ông Nguyễn Văn Tiến (65 tuổi, dân tộc Ca Dong), nói.
Như nhiều hộ khác, ô💦ng Tiến được đền bù 100 triệu đồng cho tất cả tài sản gồm nhà cửa, ruộng rẫy rồi chuyển vào rừng sinh sống. “Hồi xưa ở dưới lòng hồ có vườn cây, ao cá, có ruộng… không cần phải mua thức ăn. Còn lên đây chẳng có chi cả, ở trong rừng xa nên mua cái gì cũng đắt, chẳng mấy chốc tiêu hết tiền đền bù”, ông Tiến kể và cho hay một số hộ khi nghౠe được đền bù đã cắm sổ đỏ vay mua 3 chiếc xe máy, tivi, đến khi nhận tiền thì không đủ trả nợ.
Hết tiền đền bù, nơi ở mới không có ruộng rẫy, lại sống ngay trong lõi rừng già nên người dân chỉ còn cách phá rừng kiếm sống qua ngày. Theo Ban quan lý rừng phòng hộ Sông Tranh, từ thôn 1 đến thôn 6 của xã Trà Bui có 130 con trâu kéo, 75 cưa lốc phục vụ cho việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Để tiêu thụ gỗ, sát bìa rừng còn mọc lên ít nhất 3 xưởng cưa chuyên gia công, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đắt tiền như bàn ghế, phản… Gỗ đཧược chế biến thành 🌠phẩm là chiêu bài để hợp thức hóa gỗ lậu.
Đến nơi ở mới, trước đây một số hộ chưa kịp tách khẩu khi tái định cư được phép khai thác gỗ rừng về làm nhà, nhưng không được chặt hạ quá 20 khối. Anh Hồ Văn Quang (34 tuổi, trú thôn 2) chặt 25 khối và năm 2009 bị truy cứu hình sự, bị phạt 2 năm tù về tội𝓰 khai thác trái phép lâm sản. Đứng trước tòa, người đàn ông này yêu cầu được đưa vợ con vào tù vì ở nhà không ai chăm sóc họ. “Cán bộ, lâm tặc cấu kết với nhau phá rừng như vậy nhưng không ai bị xử lý, còn tôi cưa vài khối gỗ về làm nhà lại bị bắt bỏ tù”, anh Quang nói.
Thừa nhận nạn phá rừng đang xảy ra nghiêm trọng, ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trà Bui, cho rằng thiếu đất sản xuất nên người dân phá rừng cũng là điều dễ hiểu. Trưཧớc đây người dân phá rừng để có đất làm rẫy thì nay họ chủ yếu vào rừng đốn gỗ bán cho lâm tặc.
“Hiện nay lâm tặc rất khôn ngoan khi không trực tiếp phá rừng mà thường xúi giục dân địa phương phá rồi thu mua với giá thấp nhằm đẩy rủi ro cho người dân”, ông Tiến nói và cho rằng để xảy ra tình trạng phá rừng ngoài lý do người dân không có đất sản xuất còn vì địa phươ❀ng không nhận được sự phối hợp với ban quản lý để bảo vệ rừng.
“Việc đưa người dân vào vùng lõi của rừng phòng hộ sinh sống là sai lầm, bất hợp lý. Rừng bị t🍬àn phá một phần cũng vì dân vào đây tái định cư, nhưng ít đất sản xuất”, ông ܫLê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói sau khi chứng kiến cảnh những cánh rừng già bị tàn phá tan hoang ở xã Trà Bui.
Ông Thanh cho biết, sắp tới tỉnh sẽ chỉ đạo mở rộng đất sản xuất cho người dân, những khu rừng không còn khả năng sử dụng sẽ được phá để lấy đất làm rẫy. "Hiện chỉ có cách này hoặc là phải di dời dân ra khỏi rừng phòng hộ”, ông Thanh nói và cho hay đối với cán bộ bảo kê và trực tiếp phá rừng, tỉnh sẽ x💛ử lý nghiêm.
Tiến Hùng