Cl🌺ubhouse, ứng dụng do Paul Davison và Rohan Seth cho ra mắt năm ngoái, hiện chỉ giới hạn cho người dùng iPhone, cho phép mọi người nghe các cuộc thảo luận và trò chuyện trực tuyến trong một phòng chat, giống như tham gia một hội nghị. Ứng dụng âm thanh này bỗng nhiên trở nên phổ biến vào tuần trước, đặc biệt ở Trung Quốc.
Mọi người chỉ có thể gia nhập Clubhouse khi có lời mời từ người dùng cũ và những mã mời tham gia này đang được rao bán trên các trang thương mại điện tử với giá lên tới 70 USD. Các nhà báo, nhà phân tích và người dùng mạng xã hội Trung Quốc cuối tuần qua đã theo dõi các cuộc trò chuyện về một số vấn đề như người Duy Ngô Nhĩ, Đài Loan và Tân Cương qua Clubhou🌊se.
Trên Weib🎃o, mạng xã hội phổ biến ở Trung Quꦺốc, nhiều người dùng đã chia sẻ trải nhiệm của họ về Clubhouse và bình luận về "cơ hội" để người dân nước này có thể cởi mở bàn luận về các vấn đề chính trị.
Đến nay, người Trung Quốc 💝vẫn chưa cần dùng mạng riêng ảo (VPN) để truy cập Clubhouse. Ứng dụng này được cho là không ghi lại các cuộc trò chuyện, cung cấp mức độ riêng tư nhất định cho người dùng.
Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 8/2 cũng đưa tin về sự phổ biến đột ngột của Clubhouse, song chủ yếu trích dẫn quan điểm từ những người dùng cho rằng các cuộc thảo luận trên ứng dụng rất "nhàm chán" và "phiến diện". Tờ báo cũng gọi các cuộc thảo luận về vấn đề Tân Cương trên🌟 Clubhouse là "tin đồn vô căn cứ".
Trung Quốc cấmꦕ một số nền tảng truyền thông xã hội từ phương Tây nhಌư WhatsApp, Facebook, YouTube và Twitter.
Ngọc Ánh (Theo Guardian)