Sáng 9/9, Đan Trường mới từ Nhật về lại TP HCM. Anh đang luyện tập cùng nhóm vũ công của mình để chuẩn bị cho tiết mục Hùng Thiêng Âu Lạc biểu diễn trong chương trình. Dù đang trong giai đoạn nghỉ tham gia các sô diễn trong nước để tập trung cho🌱 liveshow sắp tới, nam ca sĩ cho biết, anh muốn tham gia sự kiện chào mừng Ngày sân khấu Việt Nam để cùng các nghệ sĩ TP HCM tri ân các vị tiền bối đã lập nên tổ nghiệp ngành sân khấu.
Đan Trường cho biết, anh không đặt nặng vấn đề thù lao khi diễn tại Ngày hội sân khấu. Cũng như nam ca sĩ, nhiều nghệ sĩ tên tuổi cũng hết lòng tham dự sự kiện này mà không tính đến chuyện tiền nong. Họa sĩ thiết kế sân khấu Văn Tòng còn bỏ tiền túi tài trợ cho chương trình 200 triệu đồng. Ảnh: Q.N. |
Ngoài Đan Trường, Ngày sân khấu Việt Nam tại TP HCM (cũng là giỗ Tổ của ngành này, trùng vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm) quy tụ nhiều tên tuổi củꦆa sân khấu cải lương, kịch nói, xiếc... cùng hơn 200 diễn viên tham gia vào các nghi lễ trang trọng cũng như các tiết mục biểu diễn chọn lọc.
Tổng đạo diễn, NSƯT Hoa Hạ cho biết, lúc đầu, ban tổ chức dự kiến chọn Nhà hát Hòa Bình, TP HCM làm địa điểm tổ chức sự kiện. Tuy vậy, với lý do đề phòng hỏa hoạn, nhà hát không cho phép Hội sân khấu được thắp hương, lập bàn thờ thật trên sân khấu chính, thay vào đó, Hội được đề nghị thắp hương điện, chiếu video clip cảnh bái bàn thờ tổ. Trưꩵớc yêu cầu này, đạo diễn Hoa Hạ và êkíp thực hiện đành phải chọn một nhà hát khác để dàn dựng chương trình. "Ngày giổ tổ sân khấu là sự kiện thiêng liêng của những người làm nghề. Chúng tôi không thể dùng "kỹ xảo" với Tổ như thế được", vị đạo diễn bà𓄧y tỏ.
Sau thời gian chật vật tìm điểm diễn, cuối cùng, ban tổ chức chọn Nhà hát Quân Đội (số 14, Cộng Hòa, phường 4, quận Tân ♔Bình, TP HCM). So với Nhà hát Hòa Bình, địa điểm này nằm khá xa Nhà Truyền thống Ban ái hữu Nghệ sĩ TP HCM (số 133 Cô Bắc, quận 1), nơi đặt bàn thờ Tổ. Do đó, nghi thức rước linh vị Tổ từ đây về sân khấu đêm diễn được rút gọn hơn so với năm trước. Đạo diễn Nguyên Đạt và diễn viên Hoài Linh sẽ phụ trách thực hiện lễ rước tổ và dâng hương tại bàn thờ.
Từ trái qua: Nghệ sĩ Kim Tử Long, ca sĩ Phương Thanh và nghệ sĩ Thoại Mỹ hợp diễn trong trích đoạn "Chiếc áo thiên nga" tại Ngày hội sân khấu Việt Nam ở TP HCM vào năm 2010. Ảnh: Thoại Hà. |
Năm nay, Hộ♏i sân khấu TP HCM được đài HTV hỗ trợ trong khâu tổ chức, do đó, các chương trình được lên kế hoạch khá cẩn thận và đa dạng. Từ 19h30 ngày 9/9, tại hai tiền sảnh của Nhà hát Quân đội diễn ra các hoạt động sôi nổi như: Triển lãm phục trang - đạo cụ sân khấu, biểu diễn nghệ thuật mặt nạ tuồng, biểu diễn đàn ca tài tử (nhóm đàn ca tài tử Nhứt Dũng - Kim Loan), đoàn nghệ thuật xiếc, ảo thuật thành phố cũng tham dự với các tiết mục đặc sắc. Ngoài ra, còn có các cụm sân khấu biểu diễn hát chèo, chầu văn, cꦓa trù, xẩm... để khán giả thưởng thức cũng như tham gia cùng các nghệ sĩ.
Từ 20h, tại sân khấu chính của Nhà hát quân đội trình chiếu video clip phóng sự về "Ngày sân khấu Việt Nam", cũng như hoạt động của các sân khấu mừng ngày giỗ tổ. Khán giả cũng được thưởng thức phim tư liệu "Trọn đời nghiệp Tổ". Từ 20h30, chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ được truyền hình trực tiếp trên HTV1. Sau các nghi thức dâng hương, người xem được dịp thưởng thức các tiết mục như: Tổ khúc Miền nhớ (tác giả Lê Duy Hạnh) do NSƯT Bạch Tuyết, Phương Trần, Khang Hữu Điền cùng nhóm múa thể hiện. NSƯT Thoại Mỹ có màn biểu diễn trích đoạn Thái hậu Dương Vân Nga cùng sự phối hợp biểu diễn của nghệ sĩ Bạch Tuyết. Diễn viên Hoài Linh, Mỹ Uyên, Quý Bình, Quách Ngọc Ngoan, Hà Như, Lê Tứ và Hoàng Nhứt thể hiện các trang phục tuồng cổ. Bên cạnh đó, trích đoạn Nỏ thần (tác giả Lê Duy Hạnh) và Câu thơ yên ngựa (tác giả H✃oàng Yến, Ngọc Văn)... được tái diễn để phục vụ khán giả.
Thoại Hà