Nghiên cứu được giáo sư Xavier Trudel và các đồng nghiệp tại Đại học Laval, Quebec, khảo sát hơn 3.500 nhân viên văn phòng. Các tình nguyện viên được kiểm tra huyết áp ba lần vào mỗi buổi sáng và đeo thiết bị theo dõi trong suốt quá trình làm việc. Cứ sau💯 15 phút, bác sĩ ghi lại kết quả đo, thu thập tối thiểu 20 lần đọc huyết áp một ngày.
Kết quả cho thấy, nhân viên văn phòng làm việc trên 49 giờ mỗi tuần có khả năng mắc bệnh về huyết áp cao hơn 66-70%. Trong khi đó, làm việc từ 𒀰41-48 giờ là🌌m gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lên 33-51%.
Theo tiến sĩ Matthew Muldoon, Đại học Pittsburgh, Pennsylvania, do tính chất công việc, giới văn phòng phải ngồi làm việc nhiều giờ liền mà không hoạt động, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, có thể gây ra bệnh tăng huyết áp ẩn giấu (masꦰked hypertension). Đây là căn bệnh chỉ có thể được chẩn đoán nhờ kỹ thuật đo huyết áp 24 giờ và chưa được chú ý nhiều bởi cả bệnh nhân lẫn bác sĩ.
Tiến sĩ Matthew cho rằng các nhà khoa học cần mở rộng phạm vi nghiên cứu để tìm ra thời lượng làm việc phùღ hợp đối với các nhân viên văn phòng. Bên cạnh đó, số giờ làm việc cũng có thể là một yếu tố giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh tật và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Các chu♎yên gia khuyến nghị giới văn phòng nên phân bố t🤡hời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời tranh thủ tập thể dục và hoạt động nhẹ nhàng vào mỗi giờ nghỉ.
Thục Linh (Theo Reuters)