Trong video được đảng Bảo thủ công bố cuối tuần trước, lãn💧h đạo phe đối lập tại Hạ viện Canada Pierre Poilievre nói về những chiếc tiêm kích Canada "đang ꦬbay huấn luyện để sẵn sàng bảo vệ quê hương", đồng thời truyền đạt thông điệp về lòng yêu nước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Canaꦛda Bill Blair sau đó chỉ ra rằng hai máy bay xuất hiện trong video "là tiêm kích của Nga, gồm một chiếc Su-17 và một chiếc dường như là Su-27, bay qua thảo nguyên tuyệt đẹp của chúng ta".
Hạ nghị sĩ Charlie Angus thuộc đảng Dân chủ Mới Canada nhận định video trên còn cắt ghép 💖nhꦚiều cảnh quay tại các quốc gia khác. "Đất nước Canada giả tưởng của ông Poilievre được tiêm kích Nga bảo vệ, dành cho các gia đình ở Serbia với hoàng hôn ở Venezuela", ông Angus cho biết.
Một số người cho biết video có cảnh nam sinh viên nhìn tiêm kích được ghi tại൲ một trường đại học ở 🐻Ukraine, cũng như cảnh gia đình người Canada tụ họp uống rượu để ăn mừng một người đã cai nghiện rượu được 10 năm.
"Thành thật mà nói, tôi cho rằng đây là sự chế nhạo. Canada giả tưởn𓆏g của ông Poilievre là nơi mọi người uống rượu để ăn mừng việc cai rượu, dựa vào tiêm kích Nga để phòng thủ và nhầm trường đại học Ukraine với Canada", ông Angus nói thêm.
Sarah Fischer, giám đốc truyền thông của đảng Bảo thủ Canada, ngày 19/8 thông báo đã gỡ video gây tranh cãi ♊nó🐈i trên và thừa nhận đây là sai lầm.
Tiêm kích bom Su-17, với hai biến thể xuất khẩu là Su-20 và Su-22, được Liên Xô 🍷phát triển từ những năm 1960. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga thừa kế một s♊ố chiếc Su-17 song không còn vận hành mẫu máy bay này.
Liên Xô phát triểnꦇ dòng Su-27 từ những năm 1970 và biên chế chiếc đầu tiên vào tháng 6/1985. Không 🌠quân Nga đang vận hành hơn 100 chiếc Su-27, còn hải quân có khoảng vài chục tiêm kích này.
Nguyễn Tiến (Theo CNN)