Cô chỉ thu học phí "tượng trưng", để chúng tôi vì thương cha thương mẹ mà có trách nhiệm hơn trong việc học. Bạn nào hoàꦏn cảnh khó khăn, cô miễn phí.
Nhờ những buổi học với cô mà tôi không còn sợ môn tiếng Anh nữa. Thi tốt nghiệp năm đó, cả nhóm đều đạt điểm cao môn này. Sau kỳ thi, chúng tôi ríu rít rủ nhau ghé 🦹thăm, đồng thời "báo công" với cô. Cô trò hân hoan chúc mừng nhau. Nhưng cuối chuyện vui là lúc bùi ngùi. Cô san sẻ ít nhiều áp lực mình phải đối mặt khi dạy kèm học trò như thế. Có nhữn▨g gia đình không cho con đi học (kể cả học miễn phí), nhưng lại bàn luận không hay, gây điều tiếng đến trường. Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn cũng thường xuyên nhắc nhở vì sợ cô vi phạm các quy định, ảnh hưởng đến bản thân và đơn vị.
Chúng tôi lúc bấy giờ ngh🐬e thế, biết thế, chia sẻ với cô như thế, nhưng thực lòng không hiểu hết vấn đề, không hiểu nܫổi vì sao dạy học mà lại bị coi như chuyện gì sai trái.
Sau này đi học rồi đi làm trên thành phố, tôi thấy dạy thêm rất phổ biến và ngày càng lan rộng. Nỗi bức xúc của xã hội đối với tình trạng dạy thêm và học thêm cũng nặng nề hơn ở quê tôi ngày trước. Lúc này mọi sự đã rõ ràng hơn với tôi. Bên cạnh những thầy cô mở lớp một cách tâm huyết, thu học phí vừa phải, nhằm có thu nhập chính đáng như cô Nga, không ít giáo viên lợi dụng vị thế của mình để o ép, buộc học trò tới lớp học thêm. Nhiều đề kiểm tra, bài tập hoặc một 🔯số nội dung học trước, làm trước trong lớp dạy thêm sau đó được áp dụng trên lớp chính khóa khiến những em không học thêm gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, một số giáo viên còn "đì" học trò nếu không học thêm với mình mà theo lớp của giáo viên khác.
Đầu năm học trước, một phụ huynh phản ánh với tôi, học lực con trai chị thuộc loại giỏi, thi đậu vào trường cấp ba với số điểm khá cao. Vậy mà trong loạt bài kiểm tra đầu năm lớp 10, có nhiều môn cháu nhận điểm dưới trung bình. Gia đình rất hoang mang. Sau đó⛦ chị được vài phụ huynh "mách nhỏ" hãy gởi cháu học thêm với thầy cô đang dạy. Chị đành nghe theo, quả thật vài tháng sau điểm số cải thiện ngay.
Và con chị biết rõ điều đó. Bọn trẻ mách nhau trên lớp. Nhóm trẻ đi học thêm vẫ🥃n thường úp mở xì xào trước về vài dạng đề sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra học kỳ. Nếu may mắn, con chị sẽ được rò rỉ chút ít từ bạn nào đó "biết đề trước". Chị nói với tôi: Những đứa trẻ sẽ nghĩ gì nếu biết động cơ dạy thêm của thầy cô như vậy? Chúng có còn giữ được sự tôn sư trọng đạo cần thiết không?
Sau ch🤪uyện điểm số, đó là một nỗi lo khác của chị.
Trước thực trạng này, Dự thảo thông tư về dạy thêm, học thêm, đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến, nhận được sự quan tâm rất lớn. Theo Dự thảo, giáo viên được dạy thêm học sinh của mình ở ngoài tr🐼ường, chỉ cần báo hiệu trưởng thay vì phải xin ph༺ép như hiện nay.
Học thêm trước hết là nhu cầu thực tế của học sinh, dù là để theo kịp bè bạn, tránh tụt lại phía sau; hay là để vượt lên giành lợi thế trong các cuộc cạnh tranh vào trường chuyên (thậm chí là trường công), trường đại học uy tín... Dạy thêm, cũng là mong muốn chính đáng của giá🎃o viên, nhằm cải thiện thu nhập bằng kiến thức và kỹ năng của mình. Cấm dạy - học thêm tức là phủ nhận một nhu cầu có thật (nếu không nói là khá cao) của xã hội. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, nhà quản lý đã "cấm" không nổi, càng cấm càng nảy sinh nhiều hình thức dạy học "chui".
Nếu Dự thảo được thông qua, giáo viên có thể đàng hoàng dạy thêm mà không phải sợ sệt hoặc trải qua những thủ tục nhiêu khê như trước. Quan trọng hơn, vị thế, hình ảnh người thầy sẽ khác, nếu họ không còn phải xuất hiện trước học sinh, phụ huynh với tư cách một người đang làm cái việc "không phải phép". Như mọi nghề khác,𝐆 giáo viên được quyền cải thiện thu nhập bằng sức lao động của mình dựa vào việc cung cấp dịch vụ xã hội cần.
Nhưng cho phép dạy thêm không đồng nghĩ𝐆a với việc thả nổi, buông xuôi những vấn đề tiêu cực nảy sinh do tình 🌌trạng biến tướng của hoạt động này.
Nhà làm chính sách cũng đã lưu ý đến vấn đề đó. Dự thảo đồng thời yêu cầu giáo viên cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép các em học thêm. Giáo viên không sử dụng những🐲 ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.
Các biện pháp giám sát này theo tôi còn khá mơ hồ và chưa đủ mạnh để đảm bảo các lớp h🧸ọc thêm được mở ra là xuất phát từ cung ꩵ- cầu thực sự, thay vì áp lực bất cân xứng, tạo ra từ người giữ vị thế quyết định điểm số. Tôi hình dung, nhiều giải pháp đồng bộ khác sẽ cần phải nghiên cứu để từng bước áp dụng.
Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh là điều kiện trước hết và quan trọng nhất. Nếu các thầy cô tham gia dạy thêm không có quyền ra đề/ chọn đề thi; nếu đề thi giảm tải, đảm bảo bám sát kiến thức giáo khoa; nếu cách đánh giá, chấm điểm học sinh được minh bạch, công khai và khoa học hơn... hiện tượng "dùng đề thi để o ép, dùng điểm số để dọa dẫm" sẽ vì thế m⭕à giảm bớt.
Ngoài ra, cần có cơ chế an toàn để phụ huynh v🤡à học sinh phản ánh các dấu hiệu bất thường trong dạy - học thêm. Ngành Giáo dục tuyệt đối không nên bao che cho các sai phạm đã được xác định rõ ràng. Những giáo viên o ép học sinh học thêm cần phải buộc nghỉ dạy (vì như thế họ cũng không còn xứng đáng), thay vì các hình phạt nhẹ nhàng như khiển trách hoặc luân chuyển như hiện nay. Luân chuyển những giáo▨ viên thiếu đạo đức chỉ khiến tiêu cực chạy từ nơi này đến nơi khác.
Điểm tích cực của Dự thảo lần này là ít nhất đã tách bạch hai vấn đề khác nhau và mạch lạc hơn trong tư du🀅y ở chỗ: Dạy học là việc của thầy cô; Tổ chức, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ của nhà chức trách ngành giáo dục.
✅Không thể vì khó quản lý mà cấm đoán lao động chân chính của giáo viên, đóng chặt cơ hội cải thiện, nâng cao kiến thức của học trò.
Trương Chí Hùng