Vụ án tranh chấp nhãn hiệu sữa Trường Sinh là một điển hình gây tranh cãi gay gắt trong giới chuyên môn về mức độ và cách áp dụng các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy sữa Trường Sinh làm từ đậu xanh và sữa đặc có đường Foremost làm từ sữa bò, nhưng công ty TNHH Foremost vẫn khởi kiện Trường Sinh vì cho rằng công ty này đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu Trường Sinh dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vụ 𒐪tranh chấp kéo dài hai năm và cuối cùng Foremost thắng kiện.
Với vốn đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, sau mấy năm hoạt động, Trường Sinh giành được thị🃏 phần khá lớn tại miền Bắc. Sau vụ việc này, nhiều bạn hàng lớn đã ngừng ༒hợp đồng, một số nhân viên bỏ việc và công ty phải tạm ngừng sản xuất.
Ông Nguyễn Trung Thực khẳng định là đã nghiên cứu rất kỹ các quy định về sở hữu công nghiệp trước khi thiết kế nhãn hiệu sữa đậu nành Trường Sinh. Tuy vậy, sản phẩm này ra đời từ năm 1997 mà mãi đến tháng 12/1998 mới đăng ký nhãn hộ bảo hiệu, trong khi sữa đặc Foremost của Trường Sinh đã được chấp nhận đăng ký trước đó 6 tháng. Ông Thực cho biết, Trường Sinh không đăng ký nhãn hiệu ngay vì không thấy có sản phẩm nào mang tên tương tự và còn lo tồn tại trên thị trường trước đã. Với quan niệm như trên, vô tình Trường Sinh đã mắc nạn.
Giới kinh doanh ở TP HCM đang bị thu hút vào một vụ việc khác. Một công ty người mẫu trên thế giới chuẩn bị vào Việt Nam đã rất tức giận khi thấy tên mình bị một doanh nghiệp trong nư🍬ớc sử dụng làm nhãn h🥂iệu quần áo thời trang, bày bán trên khắp các siêu thị lớn của TP. Họ tuyên bố sẽ đưa vụ này ra tòa.
Thua trên sân người
Theo thông tin từ các cơ quan pháp luật, một loạt các sản phẩm của Việt Nam cũng đang🧸 gặp rắc rối ở nước ngoài do chưa đăng ký sở hữu công nghiệp nhãn hiệu hàng hóa, nhất là ở thị trường Trung Quốc và ASEAN. Đơn cử, Công ty Thực phẩm Hậu Giang đã khởi kiện một đại lý ở châu Âu khi phát hiện họ tự ý đăng ký sở hữu nhãn hiệu bánh phồng tôm Sa Giang để trục lợi.
Theo nhận định của các chuyên gia, vấn đề chính là sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn ít, lại chưa ổn định lâu dài, nhiều sản phẩm chỉ trụ được 6 tháng nên các doanh nghiệp chưa quan tâm đến chuyện đăng ký sở hữu nhãn hiệu. Ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc Công ty Đông Nam dược Bảo Long, cho biết sau khi bị một bạn hàng làm giả sản phẩm của mình ở Trung Quốc: "Chẳng ai lo bị ăn cắp nhãn hiệu khi không bán được hàng. Nhưng đến lúc bán 🥀chạy mới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm thì có khi đã quá muộn".
Trong k🐭hi đó, theo đuổi các vụ kiện ở nước ngoài rất tốn kém và rắc ♐rối. Chẳng hạn, tại Mỹ, để thuê một luật sư theo đến hết vụ kiện phải tiêu tốn khoảng 30.000-50.000 USD.
Không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp, các Sở Kế hoạch và Đầu tư khi cấp phép kinh doanh sẽ đảm nhận luô✤n việc cảnh báo các công ty mới nếu thấy tên và nhãn hiệu sản phẩm đăng ký đã xuất hiện trước đó. Nhưng tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều công ty chỉ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở cấp địa phương, khi vươn ra thị trường cả nước mới biết bị trùng, chịu không ít khó khăn và thiệt hại. Điều này cho thấy thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan cấp phép kinh doanh với các cơ quan khác có liên quan trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Bên cạnh đó, tòa án cấp tỉnh vẫn c๊òn lúng túng khi xử lý các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ vì có rất ít cán bộ được đào tạo về chuyên môn này. Mặt k🍌hác, theo quy định, thời gian từ khi nộp đơn đến khi được cấp chứng nhận sở hữu công nghiệp quá dài (từ 12-15 tháng), khiến nhiều doanh nghiệp ngại đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Thời gian dài như vậy cũng đủ để một nhãn hiệu khác cạnh tranh, làm điên đảo sản phẩm ra đời trước.
Tiếng chuông cảnh tỉnh
Để tăng cườn🗹g thông tin và nhận thức về tầm quan trọng của sở hữu công nghiệp, nhiều chương trình hội thảo, nghiên cứu, huấn luyện ... đã được tổ chức. Tuy nhiên, các chuyên viên🦩 về sở hữu công nghiệp vẫn luôn phàn nàn rằng doanh nghiệp quan tâm đến tìm kiếm hợp đồng hơn là tìm hiểu về vấn đề này.
Bà Phạm Chi Lan, Phó chủ tịch Phòng Thươn꧂g mại và công nghiệp Việt Nam, khuyên các doanh nghiệp nên tham vấn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Sở hữu công nghiệp trước khi đặt tên công ty và nhãn hiệu hàng hóa để tránh rủi ro. Trên thực tế, doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến trademark (nhãn hiệu thương mại) mà chưa để ý đến tradename (tên thương mại) trong khi cả hai yếu tố này đều rất quan trọng đối với sự canh tranh trên thị trường.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)