"Bạn đang gặp khó khăn khi bán hàng qua livestream? Chúng tôi sẽ giúp bạn giảm số tiền không đánไg có, tiết kiệm được 70% ngân sách", một tài khoản chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo Facebook đăng thông báo trên một nhóm kinh doanh online tại Việt Nam. Bài vi🌌ết này thu hút hàng trăm người quan tâm.
Theo giới thiệu🐈 của người cung cấp dịch vụ, người chạy quảng cáo cꦦhỉ cần chi 30% số tiền đáng lẽ phải trả cho Facebook mà vẫn đạt hiệu quả 100%. Chẳng hạn, với dự định quảng cáo 100 triệu đồng, người sử dụng chỉ cần trả khoảng 30 triệu đồng, đi kèm các cam kết như không bị khóa tài khoản, "cắn tiền" ngay trong ngày - tức là quảng cáo có thể hoạt động ngay mà không mất nhiều thời gian đợi kiểm duyệt.
Dịch vụ này xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau, như "quảng cáo chiết khấu", quảng cáo bằng tài khoản "invoice", hay nhiều người gọi tắt là "voi" để tránh bị Facebook phát hiện. Các dịch vụ quảng cáo "giá rẻ" này xuất hiện nhiều trên các hội nhóm của người làm quảng cáo tại V൲iệt Nam thời gian qua.
Mức "chiết khấu" của dịch vụ dao động từ 50 đến 70%. Tức là các cửa hàng online muốn quảng cáo với ngân sách 100 triệu đồng phải trả số tiền từ 30 đến 50 triệu đồng, tùy mặt hàng. Những mặ🐎t hàng thuộc dạng vi phạm chính sách vẫn được cam kết có thể quảng cáo, nhưng mức chiết khấu thấp hơn. Tuy nhiên, các bên nhận quảng cáo kiểu này thường chỉ nhận chạy với ngân sách lớn, từ 100 triệu đến 500 triệu đồng.
Theo các chuyên gia, đây thực chất là chiêu sử dụng tài khoản quảng cáo bị chiếm quyền truy cập.
Nguyễn Duy, một người làm quảng cáo lâu năm tại Hà Nội, ch♑o hay, quảng cáo "invoice" vốn dành cho các công ty lớn, được cung cấp hạn mức tín dụng cao thay vì bị giới hạn theo ngày như các công ty nhỏ. Tuy nhiên, quảng cáo🥃 "voi" với số tiền chiết khấu 50 đến 70% tại Việt Nam phần lớn là hình thức sử dụng tài khoản "invoice" bị hack.
"Họ chiếm được ꦑquyền truy cập các tài khoản quảng cáo, thường là của các cá nhân hoặc công ty quảng cáo lớn ở nước ngoài, sau đó khai thác ngân sách tín dụng có sẵn của những tài khoản này để c⛦hạy", anh Duy nói. Các công ty ở nước ngoài sẽ phải trả số tiền quảng cáo này cho Facebook mà không biết. Nếu biết, họ cũng mất thời gian kháng cáo, sau đó mới được hoàn tiền. Vì thế, các đơn vị cung cấp thường yêu cầu người mua phải chạy với ngân sách rất lớn để họ tiêu được nhiều tiền nhất, đạt mức tín dụng nhanh nhất trước khi bị phát hiện.
"Có nhiều cách để các bên cung cấp dịch vụ có các tài khoản quảng cáo invoice này. Họ có thể mua các tệp data có sẵn thông tin đăng nhập của hàng nghìn tài khoản Facebook, trong đó có những tài khoản quản lý trang quảng cáo. 𝐆Một cách khác phổ biến hơn là tạo các trang web hay ứng dụng phishing, dụ người dùng nhập mật khẩu Facebook", Quang An, chủ một công ty quảng cáo online tại Hà Nội, chia sẻ.
Theo anh An, các shop online mua quảng cáo dạng này tiết kiệm được tương đối nhiều ngân sách, nhưng khi bị Facebook phát hiện, nền tảng này sẽ ch💟ặn, ảnh hưởng đến việc bán hàng. Ngoài ra, đây là hành vi tiếp tay cho việc "ăn cắp" tiền quảng cáo, khiến Facebook sẽ mạnh tay với các tài khoản bán hàng ở Việt Nam hơn. Hồi cuối năm 2020, giới quảng cáo online tại Việt Nam cho biết Facebook đã "quét" và xóa hàng loạt quảng cáo từ Việt Nam vì phát hiện ra chiêu trò gian lận này.
Mới đây, Facebook đã kiện nhóm 4 người Việt Nam lên tòa án California vì hành động chiếm tài khoản quảng cáo, khiến mạng xã hội này thiệt hại 36 triệu USD. Thủ đoạn của nhóm là tạo ứng dụng giả mạo để dụ các nhà quảng cáo đăng nhập Facebook. Sau khi có quyền truy𝓡 cập vào tài khoản quảng cáo của nạn nhân, những người này sử dụng ngân sách có sẵn để tạo hơn 10 nghìn quảng cáo, bán các sản phẩm như áo thun, cốc in hình, hoặc cho shop online thuê lại.
Theo báo cáo của công ty bảo mật Arkose Labs, các cuộc tấn công chiếm đo♉ạt tài khoản dạng n🐈ày khiến các công ty tại Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD trong năm 2020. Hơn 50% các cuộc tấn công như vậy xuất phát từ châu Á, nhiều nhất là từ Việt Nam.
Lưu Quý