Nghệ sĩ nói về cuộc sống, công việc dịp về nước tổ chức concert Timeless Resonance - Thanh âm bất tận ở Hà Nội và TP HCM, ngày 2 và 3/6.
- Cuộc sống hiện tại của ông ở Canada thế nào?
- Tôi đã về hưu năm ngoái ở tuổi 65, có thêm chế🔯 độ của trường và chính phủ. Tôi chưa bao giờ mong đợi chuyện này, nên khi nhận email thông báo có một chút ngỡ ngàng, thấy mình đã già. Sau đó, tôi thử trải nghiệm cảm giác đi tàu điện ngầm mà không mất tiền - đặc quyền riêng cho những người cao niên ở Canada (cười).
Tôi hiện vẫn giảng dạy, đi diễn bình thường. Ngoài công tác ở trường, tôi kèm thêm 30 trò tại nhà. Lịch diễn ♏của tôi cũng khá dày. Dịp này, tôi mở concert ở Singapore (24/5), Đài Loan (1/6), Nhà hát Lớn Hà Nội (2/6), Nhạc viện TP HCM (3/6), Đài Loan (4/6).
- Điều gì giúp ông duy trì sức khỏe ở tuổi 66?
- Tôi nghĩ tinh thần quyết định sức khỏe. Mỗi lần gặp trò ౠgiỏi hoặc khi các em đạt thành tích cao, tôi t🍎hấy trẻ khỏe ra, như được uống thuốc bổ. Ngược lại, tôi cũng stress vì một số em cứng đầu.
Nghệ sĩ dương cầm mất khoảng 18-20 năm mới thành nghề, là ngành học "đầu tư mạo hiểm" nhưng thành quả lại bền lâu. Nhiều pianist trên thế giới đều làm việc đến 80-90 tuổi. Như má Liên tôi đến 10🔯0 tuổi vẫn ngồi đàn. Tôi chỉ mong không phải vào bệnh viện, có sức cống hiến suốt đời như má.
- Ông làm thế nào để đàn nhiều nhưng không chai lì cảm xúc?
- Trước kia, mỗi lần lên sân khấu lớn,ꦑ tôi cũng có cảm xúc lo lắng, sợ sệt nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Giờ "cáo già" rồi, phải có thêm những "miếng võ" khác. Một số đồng nghiệp hỏi kinh nghiệm,꧟ tôi cũng chia sẻ cho họ "bài thuốc" hay dùng. Trước khi đánh, tôi sẽ chạm vào đàn như một cách thăm hỏi, trò chuyện với cộng sự. Ngoài ra, tôi luôn nghĩ buổi biểu diễn này là lần cuối cùng mình ra sân khấu. Nó khiến tôi lâng lâng, không còn run rẩy. Lần cuối mà, hãy cứ cho hết đi để thăng hoa.
Từ khi sau má mất, tôi thích đàn bản Nocturnes của Gabriel Fauré để mở đầu mỗi đêm nhạc. Giai điệu bay bổng kh𝔉iến tôi cảm thấy như nhìn thấy má đang ở một cõi nào đó, dõi t♊heo tôi. Cảm xúc ấy khiến tôi bình tâm.
- Ông thấy mình là người thầy thế nào?
- Tôi thừa hưởng nghề giáo từ má, hiểu rằng thầy phải nhẫn nại, chân thành. Tôi🌊 khá uyển chuyển, mềm nắn rắn buông. Tôi chủ yếu đánh giá học trò qua tinh thần, sự chăm chỉ. Một số em không quá xuất sắc nhưng cầu tiến, tôi rất trân trọng. Ngược lại, tôi khó chấp nhận mấy cậu có tài nhưng lư💝ời biếng.
Với những em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, tôi phân tích, giảng giải nhẹ nhàng. Ở các trường nhạc hàng đầu nước ngoài, chưa kể tiền ăn ở, học phí đã lên đến vài chục nghìn USD mỗi năm. Tôi khuyên các em nghĩ đến công sức của bố mẹ, khôngℱ nên lãng phí, lười biếng. Qua những buổi trò chuyện như vậy, học trò cũng thay đổi, tiến bộ hơn. Còn em nào mà để tôi phải quát tháo là khó cứu chữa rồꦺi.
Học trò thích tâm♌ sự với tôi, không chỉ chuyện học nhạc mà nhiều vấn đề cuộc sống. Tôi phải đặt ra quy định chỉ tư vấn tâm lý trong giờ ăn, thời gian còn lại tập đàn. Tôi không có gia đình, nên coi các em như con cái trong nhà.
- Theo ông, cái khó của người dạy nhạc là gì?
- Dạy đàn khác với nhiều môn khoa học, bởi thầy không thể chỉ làm mẫu rồi bảo trò bắt chước theo hoàn toàn, như vậy thì ai cũng làm được. Cái khó là thầy phải chấp nhận phong cách,ﷺ gu thẩm mỹ của từng em, từ đó lựa theo rồi đưa ra định hướng diễn. Trong nghệ thuật, cá tính rất quan trọng, không thể ép các em thành sản phẩm công nghiệp.
Chẳng hạn, phong cách của tôi thiên về tình cảm, nhẹ nhàng, nhưng có những học trò lại chơi đàn theo kiểu rất lý trí, logic. Tôi cũng phải hiểu để dàn dựng những bài phô được kỹ thuật, điểm mạnh của các em. Từng dạy hàng trăm học trò nhưng trong số đó, tôi thấy J J Bui (20 tuổi) - x📖ếp thứ sáu giải Chopin 2021 - khá giống tôi. Cậu thân với thầy, thường gọi là ông (grandpa).
- Ông còn điều gì đau đáu với âm nhạc trong nước?
- Trước đây, mỗi lần về nướ♏c, tôi từng nói về tiếc nuối khi Việt Nam nhiều năm chưa có các tài năng nhạc cổ điển xuất chúng. Nếu xét theo lịch sử, âm nhạc hàn lâm du nhập vào nước ta sớm hơn Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Tuy nhiên, gần đây, các nước này nỗ lực thay đổi rất nhiều, có định hướng để ngành nghệ thuật hàn lâm phá🧔t triển.
Tôi rất thích các buổi diễn, liên hoan nhạc quốc tế được tổ chức gần đây, tạo điều kiện cho nghệ sĩ trong nước giao lưu. Ngoài ra, việc nhiều trung tâm nở rộ, dạy thanh nhạc và các nhạc cụ cổ điển, cũng là điều đáng quý. Các học viên theo học chưa chắc đã trở thành nghệ sĩ giỏi, nhưng sẽ là lực lượng khán giả trong tương lai. Muốn âm nhạc phát triển, phải đào tạo🐻 cả người biểu diễn và người nghe.
Đặng Thái Sơn sinh năm 1958 ở Hà Nội, là một trong những nghệ sĩ piano hàng đầu thế giới. Năm 1980, khi đang là sinh viên Nhạc viện Tchaikovky (Nga), ôngꦓ trở thành người châu Á đầu tiên giành được quán qu🐼ân cuộc thi piano quốc tế Chopin. Giải thưởng là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp và cuộc sống của ông.
Nghệ sĩ đã chơi nhạc tại các sân khấu danh tiếng, thu âm đĩa nhạc cho nhiều hãng như Deutsche Grammonophine, Melodya, Polski Nagzania, CBS Sony, Analekta, Victor J.V.C. Từ năm 1991, ông định cư ở Montreal, Canada. Ông dành nhiều tâm huyết cho việc đào tạo, từng dạy học ở Mỹ, Canada, Nhật Bản. Ông có nhiều học trò thành danh tại các cuộc thi lớn, nổi bật là Bruce Liu - giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 18.
Hà Thu