Sống ở Canada nhưng tổng thời gian Đặng Thái Sơn có mặt tại xứ sở lá phong mỗi năm chỉ chừng ba tháng. Ngoài việc dạy đại học, lưu diễn vòng quanh thế giới, thu đĩa, ông còn là giám khảo của các cuộc thi Piano danh tiếng. Ở tuổi lục t💎uần, "Người của Chopin" cho biết, ông đã bắt đầu mệt mỏi với những chuyến bay, với sự liên tục thay đổi múi giờ. Tuy vậy, với mong muốn góp phần thúc đẩy nền âm nhạc Việt, trong cả hai lần tổ chức Liên hoan Piano Quốc tế tại Việt Nam, Đặng Thái Sơn đều đảm nhận cương vị Chủ tịch Danh dự. Ông tận dụng các mối quan hệ của mình, mời đồng nghiệp tên tuổi ở các nước tới Việt Nam làm giám khảo đồng thời vận động các thí sinh tài năng tham dự cuộc thi. "Tôi quá bận nên không thể giúp được về mặt tổ chức,🦄 đành phải làm những công việc khác trong khả năng của mình. Hơn nửa số thí sinh quốc tế do tôi huy động. Những người này đều giành giải lớn tại hai bảng quan trọng là B và C. Người ta bảo tôi cõng rắn cắn gà nhà" - Đặng Thái Sơn cười hồn nhiên.
Đặꦗng Thái Sơn trả lời báo chíဣ trong cuộc gặp gỡ chiều 13/9. |
Thành tích của thí sinh Việt Nam cả hai năm đều không cao nhưng theo🅠 Đặng Thái Sơn, chênh lệch tài năng giữa Việt Nam và thế giới không nhiều, khác chăng là ở khâu chuẩn bị. Thí sinh Việt Nam độ chuyên nghiệp không cao, không biết chọn bài thích hợp, cố đánh sạch sẽ, không mắc lỗi mà không chú trọng tới cảm xúc, màu sắc của từng nốt nhạc. "Bài để học và bài để thi rất khác nhau. Khi học cần tập những bài khó để khắc phục sở đoản. Khi thi cần chọn bài có thể phô được sở trường. Người thể lực kém nên chơi nhạc của Mozart thay vì của Beethoven - vốn là những bản nhạc hoành tráng, đòi hỏi nhiều thể lực" - Đặng Thái Sơn phân tích.
Con trai của NSND Thái Thị Liên cho rằng, so với thời của ông, các pianist trẻ có quá nhiều cơ hội. Năm 7 tuổi, Đặng Thái Sơn phải cùng gia đình đi sơ tán. Piano vốn to v♋à nặng phải để trâu bò kéo theo nên rất hiếm, nhiều người dùng chung một cây đàn. Sách cũng phải tự chép lại bằng tay, không được nghe những mẫu âm nhạc chuẩn. Nhưng thế hệ ông chỉ thuần nhất một niềm say mê, không bị những công nghệ, trò chơi thời thượng hấp dẫn. Sau khi Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất tại Concours Chopin năm 1980, Việt Nam cử nhiều học sinh piano ra quốc tế tìm cơ hội nhưng đều không thành công. Lứa Đặng Thái Sơn cũng không nhiều người trụ lại được ở nước ngoài với nghề chính của mình. Tuy nhiên việc giao lưu, học hỏi quốc tế lạ🤪i rất quan trọng với một nghệ sĩ.
Chính vì thế, Đặng Thái Sơn không ngừng nỗ lực giúp đỡ các pianist trẻ. Suốt 15 nജăm, ông cùng những người bạn ở Nhật quyên góp piano cũ gửi về Việt Nam, xin tài trợ ODA để trang bị sách nhạc. Khi thấy "phần cứng" tạm ổn, Đặng Thái Sơn chuyển sang đầu tư "phần mềm" bằng cách tìm học bổng, suất học trại hè cho các học sinh Việt. Năm 2011, sau 3 tuần tham gia trại hè tại Nhật Bản, Lưu Hồng Quang đã giành giải nhất cuộc thi piano quốc tế Lev Vlassenko tại Australia. Đây là điều Đặng Thái Sơn rất tự hào. Trong cuộc thi Piano Quốc tế ở Hà Nội cũng chính Đặng Thái Sơn là người tài trợ cho giải thưởng Thí sinh Việt Nam xuất sắc tại cả ba bảng A, B, C. Khi giảng dạy ở Đại học Montréal (Canada), năm nào Đặng Thái Sơn cũng ưu ái dành một suất cho sinh viên Việt.
Đặng Thái Sơn đang chuẩn bị cho chương trình lớn nhất của ông ở Việt Nam vào tháng 1/2013. Trong chương trình này ông sẽ đánh 5 bản Conc🍸erto cùng d🍷àn nhạc giao hưởng. |
Tự nhận mình là người cô đơn, Đặng Thái Sơn sống cuộc sống tự do không ràng buộc. Người gần gũi nhất với ông là mẹ. 94 tuổi, NSND Thái ꦐThị Liên vẫn đủ sức khỏe và minh mẫn để "bay vù vù" - như lời Đặng Thái Sơn. Bà thường ở Canada 6 tháng, 6 tháng mùa đông lại về Việt Nam. Giống con trai, NSND Thái Thị Liên thích sống một mình, ngay cả khi Đặng Thái Sơn đi lưu diễn, bà cũng không muốn có người khác đến ở trong nhà. Người tình trọn đời của ông là cây đàn. "Nhưng cái nghề này cũng có khi tréo ngoe lắm. Có tối, tôi phải biểu diễn một bài rất vui nhưng buổi trưa vừa nghe tin người bạn thân thiết bị bắn chết. Tâm trạng tôi lúc ấy cực tồi tệ nhưng không thể xin rút khỏi chương trình vì nếu muốn rút phải có chứng nhận bệnh tật từ bệnh viện. Hoặc có những lần ốm, thể lực giảm sút nhưng ra sân khấu, khán giả không hiểu để thông cảm cho mình" - Đặng Thái Sơn giãi bày.
Thú vui của Đặng Thái Sơn ngoài âm nhạc cũng chẳng nhiều nhặn. Ông thườꦅng xem phim châu Âu cổ điển thập niên 50 - 60. Những ngày ở Việt Nam, nếu có chút rảnh rỗi, danh cầm xếp vali một mình ra Côn Đảo. "N🍨ơi ấy có lẽ âm khí còn cao, vắng lặng cổ kính nên hợp với con người tôi" - Đặng Thái Sơn trải lòng.
Bài và ảnh: Ngọc Trần