- Ông đánh giá như nào về việc thủ môn Đặng Văn Lâm cùng lúc được ba CLB danh tiếng ở nước ngoài quan tâm?
- Đó là một tín hiệu mừng cho Văn Lâm nói riêng, và bóng đá Việt Nam nói chung. Chưa đủ cơ sở để khẳng định điều đó chứng tỏ sự đi lên ⭕của bóng đá nước nhà, nhưng phần nào cho thấy đẳng cấp cầu thủ Việt Nam đã bám được tới trình độ Nhật Bản, hay phần nào đó là châu Âu.
Cách đây chục năm, chuyện một cầu thủ Việt Nam được mu𝄹a với giá triệu USD có lẽ chỉ có trong mơ. Chúng ta đã có một số cầu thủ giỏi sang Đông Á hay châu Âu, nhưng phần lớn đều theo diện ngoại giao. Họ ít có cơ hội cọ xát ở những trận đấu chính thức, để biết rằng trình độ thực sự đang ở đâu. Nhưng mọi chuyện dần chuyển biến tích cực từ sau những thành công gần đây, như việc đội U23 vào chung kết U23 châu Á, đội tuyển quốc gia vô địch AFF Cup, dẫn đầu vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á... Về mặt cá nhân, có thể kể đến việc Đoàn Văn Hậu sang Heerenveen, Công Phượng sang Sint-Truidense và sắp tới có thể là Văn Lâm. Từng làm bóng đá, tôi hiểu quá trình đào tạo ra một cầu thủ được châu Âu để ý gian nan đến nhường nào.
- Nhân nói chuyện Văn Hậu và Công Phượng, ông có nghi ngại nào về viễn cảnh Văn Lâm đi vào con đường của hai đồng đội khi sang châu Âu không?
- Không riêng gì bóng đá, nhiều ngành nghề khác trong xã hội cũng đều hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Chỉ khi sản phẩm chúng ta làm ra được những thị trường khó tính, chẳng hạn như châu Â𓂃u chấp nhận, lúc ấy mới chứng tỏ nền kinh tế hay nền bóng đá nước nhà đi lên.
Tôi hay ví chuyện đưa cầu thủ ra nước ngoài thi đấu giống hình ảnh đứa bé tập đi. Những bước đầu, chúng ta chưa vững, vấp ngã là chuyện bình thường. Nhưng nếu không có những va vấp, đứa trẻ không thể tự đi được. Bóng đá cũng vậy. Kꦏhông thể vì một, ♏hai thương vụ thất bại, cầu thủ Việt lại ngừng mơ ra nước ngoài chơi bóng. Quan trọng, sau mỗi thất bại, chúng ta rút ra bài học gì và biết đích xác mình có đang tiến lên hay không.
Giữa bóng đá Đông Nam Á và bóng đá Đông Á có khoảng cách. Bóng đá Đông Á với bóng đá châu Âu cũng có khoảng cách, nhưng người Đông Á đang xóa dần ranh giới ấy. Chúng ta đều biết, là Song Heung-min đang là ngôi sao hàng đầu ở Ngoại hạng Anh, nhưng trước cầu thủ này, nhiều cầu thủ Hàn Quốc khác đã không thành công khi chơi bóng ở Anh, chẳng hạn Park Chu-young ở Arsenal, Lee Dong-gook ở Middlesbrough, Ji Dong-won ở Sunderland. Mỗi cầu thủ là một phép thử, nếu thất bại,ꦰ họ sẽ tìm một cơ hội khác. Qua bao năm, cầu thủ Hàn Quốc luôn coi Ngoại hạng Anh là miền đất hứa, là mục tiêu số một để hướng đến. Họ không chấp nhận từ bỏ con đường này.
- Với một cầu thủ, thi đấu thường xuyên vẫn là cách tốt nhất để phát triển sự nghiệp. Nếu sang Nhật Bản hoặc châu Âu, Văn Lâm có nguy cơ đánh mất điều này?
- Khía cạnh này phụ thuộc nhiều vào cá nhân Văn Lâm. Cậu ấy cần xử lý vấn đề một cách thông minh, chẳng hạn làm việc chặt chẽ với HLV, và biết chính xác ông ta cần gì ở mình. Trong mô♏i trường bóng đá chuyên nghiệp, nếu cầu thủ tập luyện chăm chỉ, thể hiện được khát khao thi đấu, họ sẽ được trao cơ hội. Nếu nắm bắt được, cộng thêm một chút may mắn, cầu thủ đó sẽ tiến rất xa.
Với Văn Lâm, cũng như nhiều tuyển thủ khác trong thế hệ này, thú thực là tôi thấy yên tâm. Họ được dạy dỗ bài bản, có ý thức giữ gìn và sinh hoạt chuyên nghiệp từ khi còn rất trẻ. Có thể Văn Lâm chưa hoàn thành giấc mơ, nhưng thái độ tập luyện của cậu ấy sẽ là lời giới thiệu hoàn hảo cho những thế hệ đàn em sau này ra nước ngoài.
Dưới góc độ người hâm mộ, tôi nghĩ chúng ta nên cổ vũ Văn Lâm tìm tới những thử thách cao hơn trong sự nghiệp. Cậu ấy đã khẳng định được chỗ đứng ở🐻 Thái Lan, thì không cớ gì lại bỏ qua Nhật Bản hoặc châu Âu. Tôi muốn nhắn nhủ Văn Lâm và những cầu thủ đang nuôi giấc mơ ra nước ngoài thi đấu rằng, hãy cứ phấn đấu và cống hiến hết mình, cơ hội rồi sẽ tới.
- Theo ông, giữa Nhật Bản và châu Âu, Văn Lâm nên chọn nơi nào làm bến đỗ kế tiếp?
- Nhiều người có quan điểm rằng muốn thành nhà khoa học giỏi thì phải học những trường danh tiếng. Điều ấy chỉ là cần chứ🐈 chưa đủ, vì đã vô tình lờ đi quá trình phấn đấu. Quá trình ấy, trong bóng đá, được thể hiện bằng thành tích thi đấu. Đồng ý rằng không phải cứ ra sân nhiều là lên chân, nhưng muốn tiến bộ, cầu thủ phải tìm đúng nơi cho họ giá trị. Muốn xây đưꦫợc nhà ba tầng, chúng ta phải có tiềm lực xây nhà hai tầng đã, bằng không rất dễ rơi vào cảnh "cố quá thành quá cố".
Lúc này, Nhật Bản tỏ ra phù hợp với Văn Lâm hơn. Như tôi nói ở trên, chúng ta cần đi từng bước, trước là thu hẹp khoảng cách với bóng đá Đông Á, sau mới đến châu🐎 Âu. Do Việt Nam chỉ có một Văn Lâm, nhất cử nhất động của cậu ấy đều bị theo sát, đánh giá. Nếu chúng ta có mười cầu thủ sắp ra nước ngoài, tình thế sẽ rất khác, bởi bản thân họ sẽ tự cho phép được mạo hiểm hơn trong việc ra quyết định.
Thắng Nguyễn