- Cảm xúc của bà ra sao khi tham gia đêm nhạc kỷ niệm 18 năm ngày mất Trịnh Công Sơn ở TP HCM vừa qua?
- Trở lại Việt Nam sau 12 năm, tôi đã có những cảm xúc quá tuyệt vời tܫrong hai đêm nhạc. Trước đây, tôi nhận nhiề𒐪u lời mời tham gia các chương trình do gia đình Trịnh Công Sơn tổ chức nhưng không thu xếp được thời gian.
18 năm nhạc sĩ qua đời là khoảng thời gian đủ sinh ra một thế hệ mới. Các nghệ sĩ trẻ Việt Nam chuyển tải nhạc Trịnh rất hay. Tôi thích khi thưởng thức Tùng Dương hát Đường xa vạn dặm, khi nghe nghệ sĩ piano Tuấn Mạnh trình diễn Một cõi đi về. Có thể thấy, nhạc của Trịnh Công Sơn ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ và sức trẻ của họ khiến tác phẩm của ông ngày càng được lꦬan tỏa.
- Khi vừa đàn guitar vừa hát "Diễm xưa", "Ngủ đi con", bà thể hiện nhạc Trịnh trong tâm trạng thế nào?
- Từ trước đến nay, tôi rất thích nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh. Tôi từng nghe kể có một lần Khánh Ly hỏi Trịnh Công Sơn phải hát thế nào khi thể hiện nhạc phẩm của ông. Ông trả lời khi hát cần quên bản thân là ca sĩ để được cuốn vào thế giới của thơ ca, giai điệu. Nghe Khánh Ly hát, tôi cảm nhận được điều đó. Câu chuyện của họ là gợi ý cho tôi khi hát nhạc Trịnh. Mỗi khi thể hiện tác phẩm của ông, tôi luôn để bản thân đắm trong chất thơ và cất tiếng hát theo lối nhẹ nhàng, sâu lắng nhất. Với bài Ngủ đi con, tôi tưởng tượng đang ôm đứa con bé 𒁃bỏng trong lòng và để giai điệu, ca từ tự nhiên dẫn dắt𒐪 cảm xúc.
- Bà nghĩ sao về một dịp tái ngộ Khánh Ly trên sân khấu Việt Nam?
- Đó là điều tôi mong mỏi nhưng vì nhiều lý do chưa thực hiện được. Năm 1980, tôi gặp Khánh Ly trong dịp cô sang Nhật biểu diễn ở festival châu Á. Năm đó, tôi cũng lần đầu gọi điện cho Trịnh Công Sơn để làm quen. Sau này, khi tôi muốn thu âm bài Diễm xưa, năm 1997 tôi đã sang Việt Nam gặp gỡ ông.
- Trong những dịp hội ngộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bà nhớ nhất lần gặp nào?
- Với tôi, cuộc gặp ông năm 1997 là lần gặp mang tính lịch sử. Tôi nhớ như in không khí và cảm xúc của buổi hội ngộ. Tôi vốn có tuổi thơ trải qua chiến tranh. Bố tôi cũng ra chiến trường. Ngày bé, tôi lớn lên bên mẹ và anh trai nên khi gặp ﷽Trịnh Công Sơn, hình ản𓃲h của ông khiến tôi nhớ anh mình rất nhiều. Chúng tôi trò chuyện với nhau suốt gần hai giờ đồng hồ. Qua Trịnh Công Sơn, tôi hiểu thêm về tâm hồn, tính cách con người Việt Nam. Người Việt bao dung, nhẫn nại, chịu thương chịu khó vượt qua mọi gian khổ chiến tranh, luôn giữ niềm tin, tình yêu vào cuộc sống. Nhờ vậy, tôi hiểu thêm được ý nghĩa các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn.
Sau này, năm 1998, tôi có dịp quay lại Việt Nam tham gia một dự án về rừng ngập mặn ở Cần Giờ. Năm đó, Trịnh Công Sơn có mời đến nhà để vẽ chân dung tôi. Năm 1999, tôi💯 và ông cũn൩g có rất nhiều kỷ niệm khi thực hiện chương trình ở Đà Nẵng.
- Ngoài "Diễm xưa" và "Ngủ đi con", bà còn muốn chuyển ngữ thêm sáng tác nào của Trịnh Công S💞ơn sang tiếng Nh♊ật?
- Nhạc của Trịnh Công Sơn mang một phần lịch sử âm nhạc Việt Nam. Tôi rất vui nếu được góp sức vào dòng lịch sử ấy, làm cầu nối đưa tác phẩm ông đến thế hệ sau. Tôi muốn chuyển ngữ thêm nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn, ví dụ bài Hạ trắng. Nhưng để giữ được ca từ đậm chất thơ của ông là điều không dễ. Tôi cần t🤡hời 💞gian để hiểu thêm ý nghĩa các ca khúc.
Tokiko Kato sinh năm 1943, là một trong những ca sĩ, nhà soạn nhạc, nhà thơ và🔯 diễn viên nổi tiếng của Nhật Bản. Bà chuyên dòng nhạc dân tộc, pop, jazz. Ngoài ra, bà còn là một nhà hoạt động xã hội. Thời là sinh viên tại Đại học Tokyo, bà đoạt giải cao nhất một cuộc thi hát cấp quốc gia. Bà từng hai lần được mời trình diễn tại Carnegie Hall ở Washington (Mỹ). Bà đã đoạt nhiều huân chương, giải thưởng danh giá nhất tại Nhật. Năm 1992, bà Kato được chính phủ Pháp trao huân chương Chevalier, huân chương dành cho những người có công cho nền văn hóa nghệ thuật Pháp.