Sáng 9/1, trong ngôi nhà bốn tầng trên đường Đội Cấn, quận Ba Đình, Trọng Nghĩa (31 tuổi) cùng 18 nhân viên đang phân loại hàng trăm giày dép, túi xách của khách trước khi chuyển đếnဣ khu vực v﷽ệ sinh, sửa chữa hoặc thay thế phụ kiện chuyên biệt.
"Lượng khách rất lớn nhưng tháng cuối năm chúng tôi chỉ dám nhận tối đa 400 sản phẩm mỗi ngày, từ nay đến ngày 23 tháng Chạp൩, để kịp trả hết hàng trước Tết", ông chủ cửa hiệu nói.
Trọng Nghಞĩa là chàng trai Hà Nội, đam mê sưu tập giày từ nhỏ. Mỗi đôi giày của anh dù đắt hay rẻ đều được bảo quản cẩn thận, thường xuyên lau chùi, đánh bóng. Nhưng thời đó Nghĩa không biết cách vệ sinh, giao thợ đánh giày dạo lại không an tâm, khiến sản phẩm nhanh bẩn, mất form. Một thời gian sau, Nghĩa biết ở nước ngoài có sản phẩm đánh giày chuyên nghiệp nên đặt mua, sau vệ sinh theo hướng dẫn của hãng. "Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp với từng chất liệu 🌊không chỉ khiến giày mới mà còn bền hơn trước", anh nhận xét.
Cùng lúc, thấy nhiều bạn bè liên tục t🦋han phiền không tìm được🅰 đơn vị chuyên vệ sinh giày ở Hà Nội, bản thân lại có kiến thức cơ bản về ngành này, anh Nghĩa quyết định mở dịch vụ spa giày, túi xách, đồ hiệu, năm 2015.
Ý tưởng này ban đầu bị gia đình, bạn bè hoài nghi vì cho rằng khởi nghiệp từ vệ sinh ꦓgiày dép, túi xách là điều ไxa xỉ, nhu cầu ít. Nhưng thấy người trẻ (đa phần có thu nhập cao hoặc gia đình có điều kiện) ưa chuộng sử dụng đồ dùng đến từ các thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm rất đắt tiền nhưng không biết tự chăm sóc, bảo dưỡng đúng cách, anh vẫn quyết làm.
Ban đầu, ở Việt Nam chưa có nơi🃏 đào tạo toàn bộ quy tr﷽ình vệ sinh, sửa chữa giày, túi xách, anh Nghĩa và các cộng sự tự học qua mạng, xem hướng dẫn từ các nhà sản xuất sản phẩm vệ sinh. Cùng lúc, anh cũng tham gia các khóa học làm giày, túi xách thủ công để hiểu cấu tạo, chất liệu thường được sử dụng để tìm ra biện pháp xử lý tối ưu.
Mới bước chân ra thị trường, Nghĩa gặp khó do khách hàng không tin tưởng để giao những món đồ đắt tiền. Nhưng khi anh để khách trực tiếp trải nghiệm quy trình tiếp nhận, báo lỗi và đưa ra các phương án sửa chữa chuyên nghiệp, cũng như𒁏 bàn giao đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng tốt, họ không chỉ tin dùng mà còn giới thiệu bạn bè. Sau hơn một năm khai trương, cửa hàng hoạt động ổn, lượng khách tăng đều.
Ông chủ tiệm cho biết, các sản phẩm gửi đến đều là hàng cao cấp, giá từ vài chục triệu, trăm triệu, thậm chí lên đến hàng tỷ đồng. Dù là hàng hiệu nhưng sau thời gian sử dụng thường bị bụi bẩn, ố, ẩm mốc, có mùi hôi, hoặc xước, rách🃏, bong tróc, phai màu trên bề mặt da... cần được bảo dưỡng, 🍬sửa chữa.
Thông thường, giày dép và túi xách được vệ sinh, sửa chữa phải trải qua bốn bước. Ban đầu là tiếp nhận từ khách, kiểm tra tình trạng sản phẩm để tư vấn gói dịch vụ vệ sinh, bảo dưỡng hoặc phục ♏chế; gửi đến bộ phận kỹ thuật sửa chữa, phục hồi; kiểm tra thành phẩm, đóng gói, báo khách đến lấy; và cuối cùng là bàn giao cho khách hàng.
Nhưng khó và quan trọng nhất trong quá trình bảo dưỡng túi xách hàng hiệu là phục hồi bề mặt da và sơn lại màu, đảm bảo sản phẩm thay thế phải đồng đều với các phần khác như chi tiết vân da, độ đàn hồi, màu sắc da... Yêu cầu túi, ví, giày dép sau khi spa phải có vẻ ngoài giống 90🐟-95% so với lúc khách hàng mua ở hãng.
Tùy vào lỗi cần khắc phụ🤡c, thời gian chăm sóc, sửa chữa có thể từ 3 đến 15 ngày. "Nhưng có trường hợp nhân viên phải tháo rời món đồ và thay thế lại toàn bộ các chi tiết hỏng, tốn nhiều thời gian. Chưa kể nhiều linh kiện thay thế phải nhập t🔥ừ nước ngoài", chủ cửa hàng nói.
Sau 7 năm mở dịch vụ spꦬa đồ hiệu, trung bình mỗi tháng đơn vị của anh Nghĩa tiếp nhận 1.000 sản phẩm, trong đó vệ sinh, bảo dưỡng giày dép chiếm đa số. Đặc biệt vào tháng cuối năm số lượng đơn hàng có thể tăng gấp 6 lần, doanh thu lên đến 800 triệu đồng.
Anh Phi Hùng, 24 tuổi, chuyên viên xử lý kỹ thuật, thay thế phụ kiện cho giày dép, túi ﷽xách tại cửa hàng, cho biết thời điểm cuối năm nhân viên phải làm 200% công suất để kịp đáp ứng yêu cầu của khách. "Ngày thường chúng tôi chỉ làm 8 tiếng, nhưng nay 18 nhân viên làm việc liên tục trong 12-14 tiếng vẫn chưa hết việc", anh Hùng nói.
Tùy theo tình trạng của món đồ, dịch vụ cần làm hay độ phức tạp, chi phí bảo dưỡng, vệ sinh giày dép hoặc thay thế phụ kiện dao động từ 90.000 đồng cho đến 500.000 đồng, còn túi xách từ 500.000 đồng đến 7 triệu đồng🐽.
Sử dụng dịch vụ vệ sinh giày gần 7 năm nay, anh Dương Ngọc Long, 26 tuổi, quận Bắc Từ Liêm nói rằng trung bình 2-3 tháng lại mang giày đi spa, chi phí khoảng 110.000 đồng mỗi đôi. "Tôi thấy quy trình vệ si🥀nh chuyên nghiệp, giày được vệ sinh kỹ lưỡng, hình thức sau khi spa có thể khôi phục 80-90% so với ban đầu nên lựa chọn sử dụng lâu dài. Giá cả cũng không quá đắt, hợp với nh꧒u cầu và chi phí tiêu thụ của bản thân", anh Long nói.
Ngoài cung cấp dịch vụ ở Hà Nội, anh Nghĩa và các cộng sự dự định mở thêm nhiều cơ sở tại các tỉnh thành trên cả nước, songꦏ hành với cô☂ng việc đào tạo học viên về ngành spa giày dép, túi xách, đồ hiệu chuyên nghiệp.
"Tôi hy vọng mỗi đôi giày, túi xách hay thắt lưng khi được vệ sinh sẽ được "sống lại" một lần nữa, để chúng t𝄹iếp tục được sử dụng thay vì bỏ xó", anh Nghĩa nói.
Quỳnh Nguyễn