- Cuộc sống của ông hiện nay ra sao sau nhiều năm ở Mỹ?
- Cuộc sống của tôi diễn ra êm đềm. Mỗi ngày tôi thức sớm tập thể dục, cùng vợ đi bộ đểꦇ giữ sức khỏe. Sau đó tôi ăn sáng, đọc báo, xem tivi, rồi dùng cơm trưa. Buổi chiều, tôi chở bà xã ra chợ mua hoa vì bà ấy thích làm vườn hoặc chúng tôi cùng đi꧟ mua sắm.
Vợ tôi rất hay, biết kết nối thành viên gia đình lại với nhau bằng cách tổ chức những chuyến du lịch ngắn ngày. Mỗi dịp lễ, sin♚h nhật ai đó, ông bà, con cái cháu chắt cùng lái xe đi xa, cắm trại rất vui. Thấy buồn buồn, vợ chồng tôi ra quán uống trà. Khi còn trẻ, tôi cũng không la cà, bê tha rượu chè, có thời gian đều chạy về với vợ con. Sống bên nhau 50 năm vợ chồng tôi vẫn rất 'tình' (cười). May mắn cả hai luôn đồng lòng trong mọi chuyện nên hôn nhân chúng tôi viên mãn.
- Ông hoạt động sân khấu ở Mỹ thế nào?
- Thời gian còn trong nước, tôi đã dành mọi thời gian để gắn bó với sân khấu, một ngày có khi chạy hơn chục điểm diễn. Khi qua Mỹ, tôi quyết định nghỉ ngơi, hưởng tuổi già. 🐬Thi thoảng, cuối tuần tôi làm khách mời trong một số chương trình của nghệ sĩ trẻ. Vợ lo cho sức khỏe của tôi vì có tiền sử hai lần phẫu thuật gan nênꦺ không muốn tôi chạy show nữa. Bây giờ tôi hoạt động nghề cho vui, không tranh giành hoặc cố gắng đi làm kiếm tiền. Ở Mỹ, tôi đóng kịch và tấu hài, ít khi nào ca cải lương. Tôi đi diễn cũng vì thương và duy trì cái nghề mà mấy chục năm nay tôi gắn bó.
Giờ lớn tuổi nên tôi kén chọn mộ🌠t tý. Ngày xưa, ai mời tôi cũng "nhào vô" và tự mình tạo uy tín bằng năng lực. Bây giờ, chương trình có bầu show uy tín, chất lượng về mặt nội dung tôi mới nhận.
- Mỗi lần nhớ nghề diễn, ông thường làm gì?
- Đúng là bên Mỹ không có sân khấu cải lương để những người như tôi nhớ về kỷ niệm một thời. Lúc đi tấu hài, diễn kịch, lâu lâu tôi chen vài câu vọng cổ vào cho đỡ nhớ. Một năm, tôi về Việt Nam hai lần nên cũng có cơ hội gặp gỡ mọi người ôn lại những vở, tuồng yêu thích. Con gái tôi - Hồng Loan - và các cháu: Hữu Châu, Gia Bảoಞ, Hà Linh... là thế hệ sau mà tôi trông đợi. Tôi hy vọng chúng góp phần giữ lửa nghề để cải lương sống mãi trong lòng công chúng.
Tôi thường dặn con cháu đừng bao giờ diễn hay làm gì bậy bạ làm ảnh hưởng đến dòng họ Thanh Minh - Thanh Nga. Hồi còn trẻ, nhiều bạn diễn hỗn, ăn hiếp tôi cũng kệ. Tôi hay kể lại cho vợ nghe và tự an ủi nhau vì tin Tổ nghౠiệp có mắt. Cho nên suốt đời tôi không muốn làm bất cứ chuyện gì ảnh hưởng đến nghề đã nuôi sống tôi và gia đình.
- Ông còn trăn trở ra sao với cải lương?
- Tôi có nhiều trăn trở nhưng đành "bó tay" vì sức tôi không làm được gì. Tôi mong muốn anh em nghệ sĩ hợp sức lại làm nên các chương trình lớn, để phát huy tối đa 🌃giá trị của bộ môn biểu diễn rất đẹp này. Nhưng giả có làm được các show như thế, tôi không chắc khán giả có còn muốn đến xem không. Đa số khán giả thực sự yêu cải lương đều là những người lớn tuổi, đi đứng khó khăn. Giờ muốn đi xem họ phải nhờ con cháu đưa đón. Nếu nghệ sĩ làm được các chương trình thực sự hay biết đâu sẽ thu hút thêm khán giả. Lớp trẻ mới là những người làm cho cải lương sống mãi được.
Nghệ sĩ Bảo Quốc sinh năm 1949, quê Tây Ninh. Ông là con thứ sáu trong gia đình có 10 người con. Cha ông là Lư Hòa Nghĩa, nghệ danh Năm Nghĩa - một nghệ sĩ cải lương có tiếng tại miền Nam thời bấy giờ. Mẹ ông là Nguyễn Thị Thơ - tức "bầu Thơ" chủ đoàn cải lương Thanh Minh - một trong năm đoàn hát nổi tiếng nhất Sài Gòn từ những năm 1950 đến 1972. Bảo Quốc có ngꦡười chị cùng mẹ khác cha là - cố nghệ sĩ Thanh Nga.
Bảo Quốc có nhiều vai diễn ghi tên tuổi như Chương Hầu trong Tiếng trống Mê Linh", Bùi Kiệm của Kiều Nguyệt Nga, Hai Xiên trong vở Bàn thờ Tổ một cô đào, Y xì ke trong Bóng tối và ánh sáng... Ông ♛được Nhà nước trao tặng danh hiệu Ngh♐ệ sĩ ưu tú năm 1991.