De Rossi bước vào trận đấu thứ 500 trong màu áo Roma với nhiều lặng lẽ - một gam màu trầm lặng như chính bóng đá Italy bây giờ, khiến cho những cột mốc của anh cũng khônಞg được để ý quá nhiều. Và anh bước tới trận đấu thứ 501 gặp Fiorentina cuối tuần trước với chiếc băng đội trưởng trên tay và hứa hẹn chinh phục các cột mốc mới, thì chấn thương tìm đến.
Hôm chủ nhật ấy, Roma giành chiến 2-1 để bước lên dẫn đầu Serie A, vậy mà người cầm quyền trượng thay Francesc▨o Totti chỉ có mặt trên sân đúng 38 phút. Lại một lần nữa De Rossi bước hụt. Anh dường như luôn là vậy - một cầu thủ tài ba nhưng luôn thiếu một chút gì đó để vươn lên hàng ngũ siêu sao hoặc linh hồn trong đội bóng.
Chín năm về trước, tại World Cup 2006 trê☂n đất Đức, Italy lên ngôi vô địch thế giới lần thứ tư. Đó là giai đoạn Serie A chao đảo vì đại án dàn xếp tỷ số, nhưng nhìn vào đội tuyển áo thiên thanh hồi đó, tất cả đều phải công nhận rằng họ là một tập thể mạnh và đồng đều. Năm ấy Fabio Cannavaro thể hiện tất cả tinh túy, Marco Materazzi, Totti, Luca Toni, Gianluca Zambrotta... đang vào độ chín sự nghiệp, Gianluigi Buffon sở hữu đôi tay nhựa, còn Andrea Pirlo là linh hồn khiến Franz Beckenbauer phải sửng sốt, và họ còn một "gà son" mang tên Fabio Grosso. Đội bóng ấy có tất cả điều kiện cần và đủ để giương cao chức vô địch.
Còn De Rossi - người được coi là thế hệ kế cận - đứng ở đâu trong hàng ngũ những nhà vô địch ấy? Một cú giật chỏ làm chảy máu đầu Brian McBride ở trận💫 gặp Mỹ khiến anh bị treo giò bốn trận và chỉ trở lại trong trận chung kết. Anh sút thành công quả phạt đền, góp công vào chức vô địch. Nhưng với những ai từng kỳ vọng De Rossi năm ấy, họ ít nhiều cảm thấy thất vọng về anh.
Chín năm sau đêm Berlin huyền ảo, nhìn lại đội hình vô địch, các thành viên đoàn binh thiên thanh hôm đó gần như đã đi hết. Không tính những con người dự bị và ít đóng góp trong hành trình vô địch như And꧒rea Barzagli hay Cristian Zaccardo, thì tại Serie A lúc này những chàng trai năm ấy chỉ còn Totti, De Rossi v༒à Buffon. Và thật lạ là với các tifosi, mỗi khi liên tưởng đến chức vô địch ngày đó và nuối tiếc vì sự trống vắng các nhân tài hôm nay, họ chỉ nhắc đến Pirlo, Totti, và Buffon. Vô tình hay hữu ý, người hâm mộ gần như lãng quên mất De Rossi.
Tại sao một trong những tuyển thủ Italy nổi trội ở nước Đức 2006 lại dễ dàng bị bỏ sót như thế? Có lẽ vì chính thời điểm De Rossi lên tuyển Italy. Anh đã xuất hiện vào giai đoạn hoàng hôn của một thế hệ bóng đá Italy đẹp đến nao lòng, thế hệ của Nesta, Del Piero, Inzaghi,…những con người đó có một vị trí lớn lao trong lòng các tifosi, dẫn tới không thể có một chỗ trống để dành cho De Rossi nữa. Sự xuất hiện của De Rossi, vì vậy, trở n🧸ên nhạt nhoà, dù anh là một cầu thủ xuất sắc.
Không chỉ là thời điểm ra mắt, De Rossi có lẽ còn sinh... nhầm thời đại. Chắc chắn De Rossi là cầu thủ hiếm hoi của Italy khả dĩ có thể kế thừa được thế hệ tài danh đi trước. Nếu những Aquilani, Montolivo, Gilardino… lần lượt lụn bại thì De Rossi vẫn vẹn nguyên như ngày đầu. Nhưng anh thiệt thòi hơn Pirlo, Totti, Cannavaro ở một điểm: De Rossi trưởng thành đúng vào thời điểm Serie A xuống cấp trầm trọng. Điều này đã ảnh hưởng không chỉ đến hình ảnh truyền thông, mà còn cả chuyên môn của chàng trai nà🧜y.
Hãy nghe Ronaldo nói gì: "Thuở ấy, tôi phải đối đầu với Paolo Maldini, Thuram, Cannavaro". Còn Nesta nói sao? "Tôi phải đi ngăn chặn những Ron🌸aldo, Vieri, Del Piero". Ở trong cái môi trường toàn những cao thủ trập trùng đó, đương nhiên giống như một hệ thống chọn lọc tự nhiên, những Nesta hay "Người ngoài hành tinh" Ronaldo phải là hậu vệ hay nhất và tiền đạo lợi hại nhất.🎶 Còn De Rossi đối đầu với ai? Những danh thủ ở bên kia sườn dốc sự nghiệp, những cầu thủ trẻ mãi mãi là tiềm năng, và những ngôi sao không còn đến với Serie A.
Hè 2011, khi quá trình đàm phán gia hạn hợp đồng giữa De Rossi với Roma đi vào bế tắc, thông tin về việc anh sẽ ra đi tràn ngập các mặt báo. Thời điꦐểm ấy, nhắc đến De Rossi là nói về một tiền vệ trung tâm thi đấu bằng đầu óc, với khả năng đánh chặn, sút xa và chuyền bóng đều thuộc dạng bậc thầy. Đội phó Roma là nỗi thèm khát của hai HLV hàng đầu thế giới Jose Mourinho và Alex Ferguson. Khi ấy Mourinho rất muốn đưa De Rossi về Real Madrid, tất cả đều nghĩ rằng De Rossi sẽ ra đi, nhưng cuối cùng anh vẫn ở lại. Năm đó, De Rossi 28 tuổi, độ tuổi chín nhất của sự nghiệp.
Bây giờ, sau năm năm, những gì chàng trai Rom🐟a này làm được là gì? Một ngày khi giã từ sự nghiệp, câu hỏi đó hẳn sẽ rất đau đáu với De Rossi. Sự nghiệp cầu thủ rất ngắn, anh đã chọn ở lại để giữ ngọn lửa cho Serie A, cho Roma. Nhưng anh đã chẳng bao giờ đi đến trọn vẹn sự phát triển của bản thân, với những chiếc Cup trong một đội bóng tham vọng và nhiều tiềm lực hơn, dù anh xứng đáng v𒁏ới điều đó. Người Roma luôn nói về sự chung thủy của Totti và xem đó như một biểu tượng, nhưng cái chung thủy của De Rossi thì không ai nhắc tới, dù nó cũng đầy hy sinh.
Tại Roma, De Rossi được gọi là "Capitan Futuro" có nghĩa là “đ🦩ội trưởng tương lai". Một biệt danh mà đến tuổi 32 vẫn còn ꦡnguyên đó. Có lẽ đấy chính là định mệnh của chàng tiền vệ tài hoa này, luôn thiếu một chút để vươn lên thành hàng vĩ đại.
Dũng Phan