- Anh thấy thế nào về kết quả doanh thu ban đầu của bộ phim "Sống cùng lịch sử"?
- Tất nhiên là buồn rồi. Lúc bắt tay vào làm, tôi cũng không hề ảo tưởng phi🎀m mình sẽ ăn khách. Nhưng hiệu quả thế này thì buồn quá vì tâm♍ huyết, lao động của mình không được khán giả đón nhận.
- Anh từng nhiều lần lên tiếng về việc phim nhà nước bị "bỏ rơi" ngay sau khi xuất xưởng, đầu tư nhiều nhưng lại "áo gấm đi đêm", ra rạp lặng lẽ. "Sống cùng lịch sử" cùng chung số phận hay có nguyên nhân gì khác?
- Kinh phí làm phim nhà nước, dù nhiều hay ít, thì mọi thứ từ nhuận bút đến tiền mua phim nhựa, tiền làm banner quảng cáo đều theo barem bất di bất dịch của Bộ Tài chính, mà nếu tôi nhớ không nhầm thì được ban hành từ những năm 1991-1992. Tùy điều kiện thực tế của quá trình làm phim mà kinh phí có thể tăng cao, như bộ phim Sống cũng lịch sử mà tôi vừa làm, con số đã lên gần 21 tỷ đồng. Nhưng toàn bộ số tiền dùng cho các hoạt động quảng bá: họp báo, in poster, treo banner, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.. là không đến 50 triệu đồng. Đây là con số còn tương đối lớn, vài năm trước thường chỉ dưới 30 triệu. Nó giống như cha mẹ may áo cho con nhưng lại tiếc tiền mua cái khuy để đ✃ơm vào.
Trong khi, chưa cần nhìn ra nước ngဣoài hay các nền điện ảnh lớn, chỉ cần nhìn vào các hãng phim tư nhân Việt Nam, có thể thấy người ta đã tính toán v𓄧à đầu tư nghiêm túc vào khâu quảng bá phim. Việc này được thực hiện từ khi bộ phim bắt đầu bấm máy, thậm chí từ trước đó, khi mua bản quyền làm phim từ kịch bản của tác giả. Kinh phí cho quảng bá của một bộ phim tư nhân vào loại thấp cũng đã tới 500 triệu đồng, có những phim còn dành kinh phí tới một tỷ hoặc hơn nữa. Chúng tôi biết, nhưng không thể và không có quyền làm như vậy.
- Anh là đạo diễn, đồng thời là Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam. Giám đốc của hãng, cũng là một đạo diễn tên tuổi - Vương Đức - không ít lần lên tiếng về việc không có kinh phí quảng bá phim. Tại sao với tư cách người làm chủ, các anh không điều tiết trong số kinh phí nhận được cho khâu quảng bá?
- Như tôi đã nói, mọi kinh phí của phim nhà nước đều bị trói chặt bởi các barem cũ. Nhưng điều cơ bản hơn là chúng tôi, các nghệ sĩ chỉ quen làm phim mà không biết cách đi bán sản phẩm. Chúng tôi chỉ có thể cố gắng thay đổi trong chừng mực nào đó tư duy làm phim của mình, chứ không thể thay đổi từ tư duy làm phim sang tư duy bán hàng. Điều này vô cùng quan trọng, thậm chí là sống còn với điện ảnh. Cần có một hãng phát hành chuyên nghiệp, ౠhoặc một bộ phận phát hành chuyên nghiệp trong hãng sản xuất. Các hãng phim nhà nước hiện chưa có. Chúng ta không nhìn ra được mục tiêu này để đào tạo nhân lực trong một thời gian rất dài. Và bây giờ thì không có ai làm điều đó cả.
- Đã có những tiền lệ về việc liên kết phát hành với các hãng phim tư nhân, họ có hệ thống rạp, có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Sao các anh không tiếp tục?
- Chúng tôi đã có những hoạt động liên kết phát hành. Lạc lối và Tâm hồn mẹ của Nhuệ Giang, Những người viết huyền thoại của Bùi Tuấn Dũng liên kết với Galaxy và BHD. Hiệu quả truyền thông rất tích cực vì nhà phát hành yêu quý nghệ sĩ và yêu quý phim nghiêm túc. Họ đứng ra ꧂phát hành thôi, chứ hiệu quả phòng vé thì không khả quan lắm đâu. Tôi không muốn nói thêm nhiều về sự lựa chọn của khán giả .Nhưng quả thực, khán giả quá thờ ơ với ngay cả lịch 💮sử chứ đừng nói đến phim về lịch sử.
- Tôi luôn luôn đảm bảo với người xem, nếu họ đã đến rạp và xem phim của tôi, chắc chắn được xem một tác phẩm nghiêm túc và ít nhất có một cái gì đó để nhớ. Còn chạy theo khán giả? - không ai đáp ứng được mọi đối tượng khán giả cả. Nếu tôi dùng kinh nghiệm, kỹ xảo nghề nghiệp mình tích lũy đư🎐ợc để làm những chiêu trò nào đó, thay đổi mình, chạy theo khán giả, tôi chắc khi đó còn thất bại hơn nữa.
Nam Chi thực hiện