Nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS ONE hôm 7/5 có thể giúp các nhà khoa học lý giải tại sao hệ sinh vật tìm thấy trên hòn đảo cách đường bờ biển phía nam Trung Quốc 20 km quá khác biệt so với động thực vật ở tỉnh Quảng Đông lân cận, theo South China Morning Post.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Zhu Hua, giáo sư ở Vườn thực vật nhiệt đới Tây Song Bản ꦫNạp tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, so sánh hệ động thực vật của Hải Nam với các nơi khác trong khu vực.
"Hệ thực vật ở Hải Nam có nhiều điểm gần gũi nhất với Việt Nam. Nếu 🍌xem xét các loài sốn🎃g ở cả hai khu vực, chúng ta có thể tìm ra 110 loài, nhưng giữa Hải Nam và Quảng Đông chỉ có 7 loài giống nhau", Zhu cho biết.
Hiện tượng tương tự cũng được tìm thấy ở hệ động vật. Nghiên cứu chỉ ra động vật c💝ó vú ở Hải Nam giống với Việt Nam nhất. Trong số 41 loài động vật có vú ở Hải Nam, các nhà n♔ghiên cứu phát hiện 30 loài ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Zhu và cộng sự cho thấy đảo Hải Nam từng liền với Việt Nam trong suốt kỳ Đại Trung sinh. Còn gọi là thời kỳ của các loài bò sát, khoảng thời gian này đánh dấu sự xuất hiện và diệt vong của khủng long cách đây 66 - 252 trꩵiệu năm.
Đảo Hải Nam tách khỏi Việt Nam và trôi dạt về hướng đông nam sau kỳ Đại Trung sinh đến khi dừng lại ở vị trí hiện tại.ಞ Sự chia tách diễn ra do hoạt động núi lửa ở vịnh Beibu. Nhưng đảo Hải Nam không nằm liền hoàn toàn với Việt Nam. Mũi đông bắc của hòn đảo dính liền với tỉnh Quảng Tây tại thời điểm đó.
Xem thêm: Nước biển dâng nhấn chìm 5 đảo ở Thái Bình Dương
Phương Hoa