Độc giả Trung Dũng chia sẻ những bất cập trong đào tạo sư phạm hiện nay và đề xuất một số giải pháp.
Dư luận xã hội đang nóng lên khi biết sự thật đau lòng, có trường sư phạm học sinh chỉ cần đạt 3 điểm mỗi môn là trúng tuyển. Nhìn về tương lai liệu thế hệ thầy cô giáo này có kéo nền giáo dục tụt lùi khi mà nó đang được coi là “quốc sách hàng đầu”. Ngành giáo dục đangꦬ có những giải pháp để cứu vãn tình thế.
Thế nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Dì tôi ở tỉnh nghèo Tây Bắc, bà có hai cậu con trai và hai cô con dâu đều có bằng đại học sư phạm, nhưng hiện một em ra trường cách đây bảy năm xin được việc, một em ở nhà mở quán kinh doanh Internet, một cô em dâu đi ghi cho công ty xổ số, cô em dâu thứ hai mẹ chồng giáo viên vừa nghỉ hưu, thế chân mẹ, phòng giáo dục huyện ꦓcho đi dạy hợp đồng lương tháng không biết nổi hai triệu không.
Chưa kể trong xóm còn có hai cô đại học sư phạm đang đi bán điện thoại vì ra trường xin đâu cũng không được việc. Thử hỏi còn ai có ý định cho con đi học sư phạm nữa, bốn năm ngồi ghế nhà trường, tốn kém đủ đường mang tấm bằng về lo chạy chọt, xi﷽n việc mãi không được.
Tự hỏi tại sao ngành giáo dục không thể làm như Công an, Quân đội... thu gọn đầu mối các trường sư phạm, tránh việ🐼c tuyển sinh tràn lan? Phải xác định đào tạo những gì xã hội cần, chứ không đào tạo những gì nhà trường có. Chúng ta chỉ biết đào tạo là việc của tôi, tìm việc là việc của anh, chẳng có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và 𓃲những nơi có nhu cầu.
Tại sao hàng năm ๊Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh không rà soát, xác định ở tỉnh mình trong bốn năm tới sẽ tuyển bao nhiêu giáo viên, làm việc ở trường nào, dạy môn gì, cấp học nào, sau đó công khai trên các cổng thông tin điện tử, báo, đài... “đặt hàng” các trường đại học? Các học sinh x🦩em xét lựa chọn vị trí việc làm để nộp hồ sơ ứng tuyển, các trường đại học sẽ căn cứ vào các vị trí việc làm đã được “đặt hàng” lựa chọn, tuyển sinh, đào tạo.
Phải có cam kết rõ ràng giữa sinh viên với sở giáo dục nơi “đặt hàng”. Anh chị ra trường phải đạt loại gì trở lên tôi mới cho đi làm, ra trường không về đúng vị trí đã lựa chọn phải bồi thường toàn bộ tiền học, tổn thất cho Sở Giáo dục theo cam kết đã ký. Ngược lạ🎉i, có chế tài xử phạt phân minh giữa người học và sở giáo dục đã nhận.
Làm như vậy có nghĩa đỗ đại học tức là có việc làm, biết khi ra trường sẽ về làm ở đâu và biết mình phải học những gì ngay tại trường. Quá trình đào tạo thường xuyên tổ chức thi sát ♚hạch, đào tạo bài bản, nghiêm túc, loại ngay những người không đủ tiêu chuẩn từ khi còn là sinh viên. Điều này vừa tránh đư🗹ợc tiêu cực, vừa nâng cao uy tín của các trường đại học, loại bỏ những trường không đủ điều kiện, vừa xác định được phải đào tạo những gì cho giáo viên, các sinh viên phải nỗ lực học để đạt thành tích như giao kết để có việc làm.
Giải 💞pháp ཧnữa là tiếp tục nâng cao chế độ đãi ngộ với những giáo viên đứng lớp, giáo viên vùng sâu, những thầy cô tâm huyết với ngành, những giáo viên dạy giỏi... Làm được việc này tôi tin rằng chúng ta sẽ có một thế hệ thầy cô giáo tuyệt vời, một nền giáo dục tiên tiến.
Điểm chuẩn trường sư phạm thấp khiến dư luận lo lắng.
Mùa tuyển sinh 2017, nhiều đại học lấy điểm chuẩn ngành sư phạm rất thấp. Đại học Hồng Đức (công lập, tỉnh Thanh Hoá) 10/10 ngành Sư phạ🍎m lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT quốc gia là 15,5. Đại học Sư phạm Huế 10/15 mã ngành lấy bằng điểm sàn quy đổi. Các cao đẳng sư phạm ở địa phương, nhiều trường có mức trúng tuyển 9-10 điểm, đã bao gồm điểm cộng. Như vậy, thí sinh chỉ cần được 3 điểm mỗi môn là trúngꦺ tuyển. Việc điểm chuẩn trường sư phạm thấp dấy lên lo ngại chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai, lực lượng nòng cốt trong công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện 🐬nền giáo dục. Hàng loạt chuyên gia giáo dục lên tiếng, đề nghị phải nâng điểm chuẩn trường sư phạm cao hơn mức sàn, quy hoạch mạng lưới các trường và tiến tới trường sư phạm chỉ đào tạo lại giáo viên, không tuyển mới. Ngày 16/8, Bộ Giáo dục quyết định từ năm 2018 sẽ có điểm sàn ngành ൲sư phạm riêng; giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh sự phạm. Về lâu dài, Bộ sẽ cùng địa phương quy hoạch mạng lưới các trường, tham mưu cho Chính phủ có chính sách đã♋i ngộ tốt hơn nhằm thu hút người giỏi theo nghề. |
Trung Dũng