Theo báo cáo của công ty bảo mật Avast, game thủ có thói quen cài game lậu đang trở thành đối tượng nhắm đến của tin tặc khi muốn thu lời từ tiền mã hóa. Một trong những loại mã độc bị phát hiện có tên "Crackonosh", được cho là đã âm thầm hoạt động ở nhiều máy tính trên khắp thế giới từ 🉐giữa năm 2018. Chúng giúp tin tặc thu lời khoảng 2 triệu USD nhờ việc khai thác tiền điện tử có tên Moreno.
Crackonosh "ẩn" trong bản lậu của những tựa game nối tiếng, như NBA 2K19, Grand Theft Auto V, Far Cry, The Sims 4 và Jurassic World Evolution. Các bản game lậu này thường có sẵn và được người dùng tải về thông qua các trang web torrent. Sau khi được c♌ài đặt, mã độc sẽ âm thầm sử d🦩ụng sức mạnh của máy tính để khai thác tiền điện tử và chuyển vào ví của tin tặc.
"ಌChúng chiếm toàn bộ tài nguy🦩ên của máy tính, khiến máy tính không thể phản hồi", nhà nghiên cứu Daniel Benes của Avast chia sẻ. Hậu quả của việc này là máy tính chạy chậm lại, một số bộ phận hỏng nhanh hơn do bị sử dụng quá mức trong thời gian dài. Đồng thời, hóa đơn tiền điện sẽ cao hơn bình thường.
Theo Daniel, Crackonosh có cơ chế tự bảo vệ bản thân bằng cách vô hiệu hóa Windows Updates cũng như gỡ các phần mềm🧸 bảo mật trên máy tính của người dùng.
Theo thống kê, hi൲ện có khoảng 220 nghìn máy tính của người dùng trên khắp thế giới đã nhiễm mã độc này. Mỗi ngày con số này lại tăng thêm khoảng 800 máy tính. Đây là thống kê trên các thiết bị có cài Avast và con số thực tế có thể cao hơn. Trong đó, Brazil, Ấn Độ và Philippines là một trong những quốc gia có lượng máy tính nhiễm nhiều nhất.
Theo các nhà nghiên cứu, các mã độc đào tiền điện tử như Crackonosh cho thấy những rủi ro trong việc sử dụng phần mềm lậu, đồng thời chứ𓆉ng minh việc các tin tặc đang thù lời lớn như thế nào từ chúng.
"🐻Nếu người dùng vẫn sử dụng phần mềm được 'bẻ khóa', các cuộc tấn công như thế này vẫn còn diễn ra và mang lại lợi nhuận lớn cho tin tặc", nhà nghiên cứu Daniel Benes nói.
Theo báo cáo từ Akamai Se✱curity Research, số lượng các cuộc tấn công mạng nhằm vào các game thủ đã tăng 340% trong đại dịch Covid-19.
Lưu Quý