"Thực tế đào chỉ phổ biến ở Việt Nam, các quốc gia thuộc khu vực Đông Á hay Địa Trung Hải. Ở Nga không có những giống đào đặc chủng như thế nhưng anh có càn🉐h đào đặc biệt cho riêng mình" – tôi nói. Sau vài ba câu hỏi thăm qua loa tôi chia tay Huấn và hứa hôm sau sẽ mời cậu ta sang phòng để xem cành đào hoàn thiện của tôi.
Mùa đông nước Nga thường lạnh nhất vào tầm cuối tháng 1, đầu tháng 2 hàng năm. Nhiệt độ trung bình ở khu vực miền Trung dao động từ -30 đến -20 độ C. Vào giai đoạn này, các thân cây chỉ còn trơ xương cành, không chút sắc màu của hoa lá để báo hiệu sự sống vẫn đang ẩn mình và tiếp ꦚdiễn.
Những nhánh cây đã được tập kết tại hành lang của kí túc xá để chuẩn bị cho những công đoạn tiếp theo. Ảnh do tác giả cung cấp |
Như một thói quen của một lưu học sinh đã đón 7-8 cái Tết xa nhà, tôi tiến hành công việc một cách thuần thục và nhanh chóng: Gốc cây được nướng kĩ càng trên ngọn lửa để giữ cho cành được tươi lâu; Tôi gọt tỉa những chỗ chưa ưng ý, cho cành cây vào bình nước ấm và đặt ở một vị trí trang trọng nhất trong phòng. Cành đào ꦬcủa tôi thực chất là những thân táo, mận mọc hoang dại gần khu vực kí túc xá, nhìn thoáng qua thế cành không khác những cành đào thực thụ là mấy, chỉ có điều không có những nụ hay cánh hoa phô sắc hồng rực rỡ, nhưng không sao, tôi đã có giải pháp cho riêng mình.
Tôi lôi bộ "đồ nghề" đã ♓thủ sẵn trong ngăn kéo bao gồm giấy màu, bìa các tông, dao, kéo, hồ dán, dây buộc và các loại màu vẽ. Hoa đào được cắt bằng giấy hồng và gắn khéo léo ꦆlên các mắt cành giống như hoa thật. Tôi làm thêm đôi câu đối, tràng pháo tô điểm thêm cho cành cây thêm sinh động và không quên cặp bánh chưng cùng với mâm ngũ quả đặt cạnh đó.
Cành cây sau khi được trang trí không khác gì cành đào thật. Ảnh do tác giả cung cấp |
Tôi say sưa ngắm nhìn thành quả của mình, chụp một số bức ảnh ở những góc đẹp nhất để khoe với gia đình, bạn bè gần xa và không quên gửi cho Huấn. Ngắm những bức hình, tôi cảm thấy vui vui, phảng phất đâu đó chút hương 🦂vị Tết của quê nhà. Tôi thấy cạnh cành đào bao nhiêu là món ăn ngon của ngày Tết, mẹ đang chuẩn bị mâm cỗ, bố dọn dẹp lại bàn thờ, các anh đang nói chuyện với khách hay lì xì cho các em nhỏ đến chơi... Còn tôi thì tung tăng chạy nhảy như một đứa trẻ, chợt khói nhang làm tôi cay khóe mắt.
Gần hai tuần sau hôm gặp Huấn, tôi mời cậu ấy đến phòng như đã h🉐ứa. Vừa mới bước vào cửa cậu ta đã sững sờ trước cành đào của tôi. Không còn những sắc hồng như trong các bức hình mà tôi đã gửi. Cành cây đã khoác lên cho mình một bộ váy áo mới hết sức lộng lẫy. Những chồi non và nụ đua nhau đâm ra tua tủa, hoa nở trắng buốt, thơm ngần phủ kín cả cành cây.
Huấn đặc biệt thích thú với cành đào của tôi, cậu ta hỏi tôi cặn kẽ việc lựa chọn cũng như cách chăm sóc, ươm làm sao cho cành ra hoa đúng dịp Tết để năm sau sẽ tự làm cho mình một cành đào riêng. Hai anh em kể chuyện cành đào, chuyện Tết ngày nay, ngày xưa, Tết ở Việt Nam và n🌌hững cái Tết xa nhà… cảꦫm giác thật gần gũi, ấm cúng biết bao.
Ngoài trời tuyết vẫn rơi, màu trắng của hoa hoàn lẫn vào màu trắng của tuyết, nhớ ngày Tếꦆt quê nhà, yêu quê hương Việt Nam với những tình cảm mãnh liệt, chất chứa và không bao giờ vụt tắt.
Sau khoảng thời gian ngủ im lìm giữa mùa đông buốt giá, sắc xuân chợt trỗi dậy để kịp đón cái Tết đang về. Ảnh do tác giả cung cấp |
Trần Quang Tuyến