Báo cáo thị trường quý II của kênh thông tin Batdongsan (thuộc PropertyGuru Việt Nam) chỉ ra, trong tháng 5, hầu hết loại hình bất động sản đều có xu hướng suܫy giảm l🦹ượt quan tâm vì Covid-19, đặc biệt là đất nền. Độ quan tâm đất nền của các địa phương giảm sâu gồm Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%), Vĩnh Phúc (38%), Đà Nẵng (36%), Quảng Nam (35%).
Ngược lại, căn hộ ch꧟ung cư ghi nhận nhu cầu tìm mua tăng ở cả Hà Nội và TP HCM. Mức tăng được thống kê lần lượt là 12% và 8% so với tháng 4. Nhu cầu được chia đều cho các dòng sản phẩm ở cả 3 phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan nhận định, hiện tượng ♏này là xu hướng diễn ra tất yếu sau giai đoạn "sốt nóng" c🐷ủa đất.
Theo ông, trong "cơn sốt" quý I, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường khiến giá đất nền đã tăng lên ngưỡng cao. Từ nửa cuối tháng 4, thị trường bắt đầu hạ nhiệt, giá chững và nhu cầu giảm. Sang tháng 5, thị trường gặp khó do dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại, khiến dòng tiền và sự quan tâm của thị trường có sự dịch chuyển. Các nhà 🌺💃đầu tư ưu tiên lựa chọn những sản phẩm bất động sản có mức giá tăng chưa cao, mặt bằng giá hấp dẫn hơn.
Mặt khác, chung cư trước nay vốn vẫn luôn là loại hình nhận được nhiều sự quan tâm vì phục vụ phần lớn là nhu cầu thực. Giá chung cư có mức tăng ổn định, ở n🌊gưỡ꧙ng hợp lý, không bị "sốt" hay thổi giá theo hạ tầng như đất nền. Theo dữ liệu của Batdongsan, vài năm gần đây, chung cư Hà Nội có mức tăng giá trung bình 1-3% theo năm.
Bên cạnh đó, t💙hị trường trong quý II cũng có một số tín hiệu tích cực.
Thứ nhất, trong tháng 5, số lượng doanh nghiệp bất động sản mới tiếp tục tăng 60,4% so♌ với cùng kỳ năm trước, chỉ báo những tín hiệu tích cực về sự hồi phục thị trường.
Thứ hai, việc dòng tiền đổ mạnh vào chứng khoán cũng báo hiệu thời điểm tốt để doanh nghiệp bất động sản đón dòng 🦩vốn vào thị trường khi dịch được kiểm soát, theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực phía Nam.
Thứ ba, nhìn về dài hạn, bất động sản Việt Nam vẫn luôn là thị trường tiềm năng nhờ vào tỷ lệ đô thị hóa còn rất thấp, chỉ 35% (tỷ lệ này ở Thái Lan là 50%, Trung Quốc là hơn 60%) trong khi nhu cầu nhà ở rất lớn khi dân số lên đến gần 100 triệu dân. Tại Việt Nam, sở hữu một ngôi nhà dường♋ như là điều bắt buộc đối với một người trưởng thành.
"Bất động sản vẫn là nơi trú ẩn tài sản vừa an toàn, vừa sinh lời trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế, điều này thể hiện rất rõ thời gian qua khi so sánh mức độ ưu tiên đầu tư giữa bất động sản và các kênh khác", ông Tuấn nói. Ông🥃 cũng nhận định, rất khó để xảy ra tình trạng mất thanh khoản và giảm giá🃏. Bởi mức giá sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, sắt thép vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Cuối cùng, từ góc độ nguồn cung, Covid-19 là rủi ro nhưng🦂 cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản.ꦬ Mỗi năm Hà Nội và TP HCM cần khoảng 140.000 căn nhà, tuy nhiên nguồn cung rất hạn chế từ năm 2019. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua có nhiều cơ hội thắng thế.
Đức Minh